Đa dạng hoá nguồn lực đầu tư đường sắt và cảng biển

THY HẰNG 03/03/2023 04:25

Phó Thủ tướng yêu cầu đa dạng hoá nguồn vốn, các hình thức, phương thức đầu tư, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công-tư để huy động các nguồn lực xã hội.

>>>Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chờ “lột xác”

Theo cáo cáo của Bộ GTVT, mục tiêu đặt ra đến năm 2030, hệ thống cảng biển của Việt Nam đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách.

Phó Thủ tướng đề nghị xem xét tổng thể hệ thống cảng biển tổng hợp, chuyên dụng, cảng nội địa đường thuỷ để có kế hoạch cải tạo, phát huy tiềm năng vận tải từ mạng lưới sông ngòi dày đặc trên cả nước.

Phó Thủ tướng đề nghị xem xét tổng thể hệ thống cảng biển tổng hợp, chuyên dụng, cảng nội địa đường thuỷ để có kế hoạch cải tạo, phát huy tiềm năng vận tải từ mạng lưới sông ngòi dày đặc trên cả nước.

Cần nguồn vốn xã hội hoá

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 33.600 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 606.000 ha.

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa), được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.

Các dự án đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030 sẽ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn; phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài. Tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt đến năm 2030 khoảng 240.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

>>>Xây cảng biển phải giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp

Khắc phục khó khăn, tìm điểm đột phá

Từ thực tế này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch về mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt đến năm 2030 khoảng 240.000 tỷ đồng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt đến năm 2030 khoảng 240.000 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải chính Đông-Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn. Đầu tư có thể theo lộ trình, phân kỳ đoạn tuyến phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện nguồn lực, tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội; nhưng quy hoạch phải được lập một cách hệ thống, đồng bộ và tổng thể và có tầm nhìn xa, phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội, kết nối các trung tâm kinh tế lớn, gắn kết đồng bộ hệ sinh thái kinh tế công nghiệp - dịch vụ - cảng biển - đô thị và hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng hải.

Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại để giải quyết căn cơ bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.

Về nguồn lực thực hiện quy hoạch ngoài vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công cần đa dạng hoá nguồn vốn, các hình thức, phương thức đầu tư các dự án đường sắt, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công-tư để huy động các nguồn lực xã hội.

"Một con đường mới sẽ mở ra không gian phát triển mới, vì vậy Bộ GTVT phải phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị (TOD) tại các nút giao thông, nhà ga đường sắt tạo quỹ đất, phát huy nguồn lực đầu tư trở lại cho đường sắt. Với quy hoạch và nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đô la chúng ta có thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt để từng bước tự chủ, làm chủ khoa học công nghệ phương tiện, vật tư, trang thiết bị cho đường sắt", Phó Thủ tướng gợi mở.

Trong khi đó, về đầu tư hệ thống cảng biển, Phó Thủ tướng đề nghị xem xét tổng thể hệ thống cảng biển tổng hợp, chuyên dụng, cảng nội địa đường thuỷ để có kế hoạch cải tạo, phát huy tiềm năng vận tải từ mạng lưới sông ngòi dày đặc trên cả nước.

"Phải rút ra những bài học, kinh nghiệm từ sự quan tâm chưa thoả đáng, quản lý, phối hợp chưa đồng bộ, từ đó, chọn những điểm đột phá", Phó Thủ tướng nói.

Trong quá trình triển khai các dự án đường sắt, cảng biển, quan trọng nhất là "tín hiệu thị trường, khả năng kết nối, đồng bộ, hiệu quả, điều kiện tự nhiên thuận lợi".

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành đường sắt trước nguy cơ “đứng bánh”

    16:04, 23/02/2023

  • Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chờ “lột xác”

    12:16, 23/02/2023

  • Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành: Cần đảm bảo tính phù hợp, đồng bộ?

    13:00, 16/02/2023

  • Gia tăng hạ tầng dịch vụ cảng biển

    03:30, 31/12/2022

  • Xây cảng biển phải giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp

    11:15, 14/12/2022

  • Bộ GTVT ủng hộ thực hiện "siêu" cảng Cần Giờ

    04:00, 12/02/2023

  • Siêu cảng Cần Giờ “vắng bóng” trong Quy hoạch cảng biển

    00:44, 11/11/2022

  • Vì sao TP.HCM đề xuất xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ?

    00:02, 06/07/2022

THY HẰNG