Luật Đất đai sửa đổi: Cần tăng hạn điền cho nông nghiệp quy mô lớn

THY HẰNG 11/03/2023 04:00

Phải tăng lên về hạn mức giao đất, cho thuê đất mới có thể triển khai đầu tư quy mô lớn trong nông nghiệp, “cởi trói” được cho doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn.

>>>Luật Đất đai sửa đổi: Bất cập chính sách miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Chia sẻ ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed thẳng thắn, Luật Đất đai 2013 được triển khai trong 10 năm nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp, trong đó, cần thể chế hoá các quy định về đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phải tăng lên về hạn mức giao đất, cho thuê đất mới có thể triển khai đầu tư quy mô lớn trong nông nghiệp, “cởi trói” được cho doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn.

Phải tăng lên về hạn mức giao đất, cho thuê đất mới có thể triển khai đầu tư quy mô lớn trong nông nghiệp, “cởi trói” được cho doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn.

“Không một đất nước, tổ chức, doanh nghiệp nào hoạt động mà không có yếu tố đất. Vai trò của đất đai có vị trí hết sức quan trọng. Tôi kiến nghị, Luật Đất đai sửa đổi phải giữ được đất, trồng cây gây rừng. Có rất nhiều ý kiến góp ý của các bạn quốc tế khi tôi sang làm việc, tiếp cận với họ, họ đều khuyên phải giữ lấy đất, giữ lấy rừng”, ông Báo nói.

Dẫn chứng về câu chuyện 200ha đất mới sau khi cải tạo khó khăn được đem ra cấy lúa nhưng sau đó địa phương lại chủ trương đưa nước mặn vào để nuôi trồng thuỷ sản, Chủ tịch ThaiBinh Seed khẳng định, không giữ được đất là điều rất đáng tiếc. Quốc hội phải “chốt” 3,2 hay 3,5 triệu ha đất lúa và cam đoan không được vi phạm đến đất này.

Ông Báo cũng cho biết, các quốc gia khi mở đường, lớp đất mặt người ta dồn sang hai bên, để trồng cây chắn bụi, chắn tiếng ồn từ đường, đảm bảo không ảnh hưởng đến khu vực canh tác nông nghiệp. Ở ta không thế, chúng ta lấy đất mặt mang đi bán, thậm chí đổ đá, làm đường nhựa tràn trên lớp đất mặt quý giá của ruộng đồng.

Chủ tịch ThaiBinh Seed cũng lưu ý về vấn đề hạn điền. Ông Báo cho rằng đây là vấn đề bức xúc nhất cần được tháo gỡ tại Luật Đất đai 2013. Phải tăng lên về hạn mức giao đất, cho thuê đất mới có thể triển khai đầu tư quy mô lớn trong nông nghiệp, nếu giao nhỏ lẻ, manh mún 5, 10 hay vài ba chục ha không thể “cởi trói” được cho doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn.

Ông cũng kiến nghị cần nới rộng thời hạn thuê đất nông nghiệp, không nên ấn định thời hạn thuê đất để đạt tới sự hài hoà.

“Luật cũng cần thể chế hoá nội dung đất sử dụng cho các dự án, công trình nông nghiệp. Nếu chúng ta làm công nghiệp có thể thuê đất trong khu công nghiệp, nhưng chế biến nông sản, chúng ta không thể đặt nhà máy chế biến trong khu công nghiệp được, vì trong đó có bụi mịn, hoá chất… ảnh hưởng tới sản phẩm nông nghiệp chế biến, không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…, lúc đó chúng ta bán cho ai. Do đó, các đơn vị chế biến nông sản phải được đặt ở giữa khu vực nông nghiệp, tránh xa khu dân cư… Nên có quy định đối với đất dành cho khu chế biến nông sản riêng, không thể đặt nó trong các khu chế biến, sản xuất công nghiệp”, ông Trần Mạnh Báo kiến nghị.

Cùng quan điểm, đại diện Tập đoàn Xuân Thiện nêu ý kiến, với các dự án thu hồi đất để phục vụ các dự án kinh tế xã hội, lợi ích quốc gia, công cộng…, nhiều địa phương lúng túng đang không biết xếp các dự án chế biến nông lâm, thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây ăn quả… có thuộc nhóm dự án nông nghiệp hay không. Điều đó gây trở ngại cho quá trình đầu tư và chế độ ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này.

>>>Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần chế tài xử lý việc bưng bít… thông tin

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, Luật Đất đai là luật gốc, luật chính. “Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần tiếp tục đưa đất đai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng để xây dựng ngành nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh. 

cần nới rộng thời hạn thuê đất nông nghiệp, không nên ấn định thời hạn thuê đất để đạt tới sự hài hoà.

Cần nới rộng thời hạn thuê đất nông nghiệp, không nên ấn định thời hạn thuê đất để đạt tới sự hài hoà.

Theo đó, có 5 nhóm vấn đề chính liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, thứ nhất, Luật đất đai sửa đổi nếu được thông qua sẽ tác động như thế nào tới 7 Luật chuyên ngành; thứ hai, vấn đề sử dụng, quản lý đất nông nghiệp, đất lúa; thứ ba, vấn đề khai thác sử dụng quỹ đất cho khoa học công nghệ, viện nghiên cứu; thứ 4, vấn đề về đa mục đích sử dụng đất và cuối cùng là vai trò của Bộ trong công tác quản lý, tham gia quy hoạch sử dụng đất… sau khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, có hiệu lực.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định, Luật Đất đai là đạo luật chính, luật cơ bản, các đạo luật chuyên ngành cần có sự điều chỉnh để phù hợp, thống nhất, tránh vướng mắc, chồng chéo với luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Đất đai sửa đổi: Bất cập chính sách miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

    11:19, 10/03/2023

  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần chế tài xử lý việc bưng bít… thông tin

    03:30, 10/03/2023

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Báo chí ưu tiên thời lượng phổ biến nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

    21:49, 09/03/2023

  • Góp ý dự thảo Luật Đất đai: Làm sao để tổ chức giáo dục có đất làm trường?

    11:00, 09/03/2023

  • Cộng đồng doanh nghiệp góp ý về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

    00:07, 09/03/2023

THY HẰNG