Nhiều công ty bị ảnh hưởng từ sự sụp đổ của SVB

NGUYỄN CHUẨN 13/03/2023 04:00

Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đã có tác động xé toạc toàn ngành công nghệ nước Mỹ khi nhiều công ty khởi nghiệp nước này đang như “ngồi trên đống lửa”.

>>>Thấy gì từ sự đổ vỡ của Ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ

Trên thực tế, SVB đảm nhận nhiều vai trò trong toàn ngành công nghệ nước Mỹ, ngân hàng này không chỉ lấy tiền mặt của các công ty khởi nghiệp mà còn cung cấp cho họ khoản nợ mạo hiểm và các khoản vay khác trong khi cung cấp dịch vụ ngân hàng và cho các công ty đầu tư mạo hiểm vay tiền.

Ngân hàng SVB đã dừng hoạt động sáng 10/3 (giờ Mỹ).

Ngân hàng SVB đã dừng hoạt động sáng 10/3 (giờ Mỹ).

Sự sụp đổ của SVB là sự sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ sau “cái chết” của Washington Mutual vào năm 2008. Nhưng, lý do nào đã khiến SVB đột ngột gặp hạn. Các chuyên gia phân tích đã đưa ra những nhận định về nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ nhanh chóng của một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Theo đó, tiền gửi của SVB đã tăng từ 60 tỷ USD vào năm 2020 lên gần 200 tỷ USD hai năm sau đó khi ngành công nghệ phát triển trong thời kỳ đại dịch. Sau đó, ngân hàng đã đầu tư vào các khoản nợ như Trái phiếu kho bạc Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, nhưng khi Cục Dự trữ Liên bang nước Mỹ tăng lãi suất để chống lạm phát trong năm ngoái, các khoản đầu tư của công ty bắt đầu giảm. 

Gần đây, SVB đã buộc phải bán tài sản trong bối cảnh lượng rút tiền tăng đột biến, gây ra khoản lỗ 1,8 tỷ USD. Sự sụp đổ của ngân hàng, nổi bật là giá cổ phiếu giảm 64% chỉ sau một đêm, đã ảnh hưởng đến các ngân hàng và các công công ty tiền điện tử khác trước khi nó bị cơ quan quản lý California đóng cửa.

Theo một báo cáo hoạt động của SVB đã cho thấy, các hoạt động của ngân hàng chiếm 44% trong số các đợt IPO chăm sóc sức khỏe và công nghệ được hỗ trợ bởi liên doanh vào năm 2022 và 55% vào năm 2021.

>>>Giá vàng tuần tới tiếp tục bứt phá vì "cơn địa chấn” SVB?

>>>Đằng sau vụ phá sản của ngân hàng SVB

Roku, một công ty truyền thông kỹ thuật số phần cứng nổi tiếng với các thiết bị phát trực tuyến, hiện đang có khoảng 487 triệu USD nằm tại SVB, chiếm khoảng 26% tiền mặt và các khoản tương đương tiền của công ty tính đến thứ Sáu tại SVB Financial, theo một hồ sơ chứng khoán.

Nhiều công ty khởi nghiệp của nước Mỹ đã gặp hạn khi SVB bị phá sản.

Nhiều công ty khởi nghiệp của nước Mỹ đã gặp hạn khi SVB bị phá sản.

Công ty tiền điện tử Circle đã tiết lộ trong một tweet vào cuối ngày thứ Sáu rằng số tiền của họ được nắm giữ 3,3 tỷ USD với ngân hàng SVB, trong khi đó phần còn lại trong số 40 tỷ USD tiền mặt được giữ ở nơi khác.

Roblox Corporation cũng đã được nắm giữ 5% trong số 3 tỷ USD tiền mặt (150 triệu đô la Mỹ) tại ngân hàng, theo một hồ sơ, mặc dù công ty trò chơi điện tử cho biết sự sụp đổ của SVB sẽ “không ảnh hưởng” đến hoạt động hàng ngày của họ.

Nền tảng trao đổi tiền điện tử BlockFi, công ty đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 11 năm ngoái, đã niêm yết 227 triệu đô la Mỹ tiền gửi không có bảo hiểm tại ngân hàng. Rocket Lab USA, một công ty sản xuất hàng không vũ trụ, cho biết trong một hồ sơ rằng họ đã gửi 7,9% (38 triệu đô la Mỹ) tổng số tiền mặt của mình tại SVB.

Hồ sơ của Vimeo cho biết số dư tài khoản với SVB có tổng trị giá dưới 250.000 đô la Mỹ, có nghĩa là nó sẽ được bảo hiểm bởi Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC).

Trong khi đó, Etsy, công ty thương mại điện tử bán các mặt hàng thủ công và cổ điển, cũng buộc phải trì hoãn các khoản thanh toán hợp đồng với nhà cung cấp. Người phát ngôn của Etsy cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đang làm việc “suốt ngày đêm” để tìm giải pháp và dự định thanh toán cho người bán thông qua các đối tác thanh toán khác trong vài ngày tới.

Ngoài ra, một số công ty khởi nghiệp cũng buộc phải trì hoãn trả lương do sự sụp đổ của SVB.

Mặc dù, hầu hết các công ty này đã lưu ý trong hồ sơ của họ rằng sự sụp đổ của SVB sẽ không cản trở đáng kể hoạt động của họ, nhưng vẫn chưa rõ họ sẽ có thể thu hồi được bao nhiêu tiền.

Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), đã chuyển tất cả các khoản tiền gửi của SVB sang một ngân hàng mới, và họ cũng đã nói rằng “tất cả những người gửi tiền được bảo hiểm sẽ có toàn quyền truy cập vào các khoản tiền gửi được bảo hiểm của họ chậm nhất là vào sáng thứ Hai”.

Tuy nhiên, có một thực tế là tiền gửi chỉ được bảo hiểm tối đa 250.000 USD. Các công ty có tài khoản vượt quá số tiền trên phải gọi cho đường dây nóng của FDIC để tiếp tục.

Có thể nói, sự sụp đổ của SVB là vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ sau khi báo cáo tài sản trị giá 212 tỷ USD trong quý 4 năm 2022. Công ty này chỉ đứng sau Washington Mutual, công ty đã phá sản vào năm 2008, khi đó ngân hàng này có tài sản ước tính 300 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài học đối với ngành ngân hàng từ rủi ro phá sản của Credit Suisse

    Bài học đối với ngành ngân hàng từ rủi ro phá sản của Credit Suisse

    03:00, 10/10/2022

  • Đằng sau vụ phá sản của ngân hàng SVB

    Đằng sau vụ phá sản của ngân hàng SVB

    03:00, 12/03/2023

  • Shimao phá sản, nỗi lo khủng hoảng nợ bất động sản leo thang

    Shimao phá sản, nỗi lo khủng hoảng nợ bất động sản leo thang

    05:30, 06/07/2022

  • Từ bờ vực phá sản thành thương hiệu quốc dân

    Từ bờ vực phá sản thành thương hiệu quốc dân

    05:00, 04/07/2022

NGUYỄN CHUẨN