Luật Đất đai sửa đổi: “Cởi trói” đất đai cho các Viện nghiên cứu
Các ý kiến đề xuất có cơ chế giao đất để nghiên cứu khoa học cho viện nghiên cứu tư nhân, hay cho phép Viện nghiên cứu tự chủ một phần được cho thuê đất, liên doanh liên kết, hợp tác… bằng đất.
>>>Tiếp tục lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi
Chia sẻ ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed thẳng thắn, Luật Đất đai 2013 được triển khai trong 10 năm nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp, trong đó, cần thể chế hoá các quy định về đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo đó, đất cho khoa học công nghệ, Viện nghiên cứu cần sửa đổi. “Từ trước tới nay, chỉ cơ quan nhà nước mới được giao đất để nghiên cứu khoa học mà chưa có cơ chế cho Viện nghiên cứu tư nhân. Tôi cũng có Biện nghiên cứu để sản xuất các giống cây trồng, các sản phẩm chủ lực với quy mô diện tích lên tới 152ha. Đề nghị Luật Đất đai điều chỉnh nội dung này để hướng tới sự phát triển của ngành nông nghiệp đất nước”, Chủ tịch ThaiBinh Seed đề xuất.
Cùng lo lắng, ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cũng đề xuất giải quyết vướng mắc trong các quy định của pháp luật về sử dụng đất để các tổ chức khoa chọc công nghệ công lập ngành nông nghiệp thực hiện liên doanh liên kết, hợp tác công tư trong nghiên cứu, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.
Theo đó, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, đất đai do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đang quản lý là rất lớn, nếu chia trung bình theo đầu người thì mỗi một cán bộ đang quản lý 1ha/người.
Tuy nhiên, Luật Đất đai chỉ cho phép các đơn vị đã tự chủ hoàn toàn được giao đất, cho thuê đất, liên doanh liên kết, hợp tác… bằng đất, còn các đơn vị mới tự chủ một phần không được quyền này.
“Điều này gây hạn chế, lãng phí tài nguyên đất. Thành thử, nếu Viện không có kế hoạch giữ đất, bảo vệ đất… sẽ bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích”, ông Thế Anh nhấn mạnh.
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Do đó, kiến nghị Điều 30 Khoản 1 Luật Đất đai sửa đổi sẽ bổ sung nội dung này để “cởi trói” cho các Viện, đơn vị nghiên cứu khoa học được “cởi trói” trong sử dụng đất đai.
Bên cạnh vấn đề này, theo bà Nguyễn Thị Mai Hiên, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ NN&PTNT, các ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về nhóm đất nông nghiệp là cần thiết.
Cụ thể, các nội dung góp ý dự thảo Luật của các tổ chức, cá nhân, nhà khoa học là những vấn đề trọng tâm liên quan tới các nội dung về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp như phân loại đất và chính sách đối với từng loại đất hay thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Bên cạnh đó là căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Về mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, cũng như chế độ sử dụng đất đa mục đích.
Các ý kiến còn cho rằng cần sửa đổi bổ sung quy định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, di dân, tái định cư. Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất và trách nhiệm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi
12:03, 19/03/2023
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
20:00, 18/03/2023
Luật Đất đai sửa đổi: Quy định rõ mua bán đất tái định cư
11:00, 15/03/2023
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có quy định bắt buộc công chứng với hợp đồng bất động sản
03:00, 15/03/2023
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Vẫn thiên về tăng cường quản lý
00:30, 14/03/2023