Doanh nghiệp chăn nuôi tuần hoàn "đau đầu" vì thức ăn bị coi là chất thải

THY HẰNG 27/03/2023 04:00

Các Bộ Luật thiếu sự đồng bộ trong việc coi phụ phẩm của ngành này là nguyên liệu của ngành khác, trong khi Luật Bảo vệ Môi trường có các điều khoản coi đó là “rác thải”.

>>>Cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác nhưng lại vướng các quy định của Luật Môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường.

chăn nuôi bò hiện nay đang ở mức tăng trưởng cao nhưng chúng ta lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi đến thu mua tại các nhà máy chế biến nông sản, mua bã, thân, cành cây… nhưng vận chuyển thì lại vướng bởi nó được coi là chất thải

Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò nhưng vận chuyển bị vướng bởi nó được coi là chất thải.

“Ví dụ, chăn nuôi bò hiện nay đang ở mức tăng trưởng cao nhưng chúng ta lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi đến thu mua tại các nhà máy chế biến nông sản, mua bã, thân, cành cây… nhưng vận chuyển thì lại vướng bởi nó được coi là chất thải theo Luật Môi trường”, ông Công cho biết.

Đồng thời nhấn mạnh, sự chưa đồng bộ giữa các bộ Luật trong việc coi phụ phẩm của ngành này là nguyên liệu của ngành khác, trong khi Luật Bảo vệ Môi trường có các điều khoản coi đó là “rác thải” khiến việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn gặp rào cản.

Bên cạnh đó, Luật Chăn nuôi quy định động vật, gia súc gia cầm khi bị dịch bệnh phải đưa đi tiêu hủy bằng hình thức chôn lấp. Hình thức này sẽ rất mất nhiều thời gian để tiêu hủy, phân hủy hết, trang trại nào muốn hồi phục lại sản xuất phải mất nhiều thời gian lên tới cả chục năm. Do đó, ông Công kiến nghị có thể dùng phương pháp xử lý bằng nhiệt ở nhiệt độ 100 độ C, có thể tái sử dụng vật nuôi đó làm thức ăn cho vật nuôi khác.

Ghi nhận điều này, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt phía Nam, Bộ NN&PTNT cho biết đây là thách thức hiện trạng về các phụ phế phẩm của ngành chăn nuôi.

“Ngành chăn nuôi với khối lượng chất thải hàng vài trăm triệu tấn/năm (cả chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải không khí), mục tiêu của chúng ta là làm thế nào để sử dụng cho hợp lý để đảm bảo 3 yếu tố: không gây ô nhiễm môi trường; không để hiệu ứng khí nhà kính; tái sử dụng tham gia vào chuỗi tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế”, ông Tùng nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết bên cạnh đó, các rào cản phát triển kinh tế tuần hoàn trước tiên là rào cản từ nhận thức: những người sử dụng phế phẩm để tham gia vào vòng tuần hoàn tiếp theo; nhận thức của những người quản lý; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng. Ngoài ra, thể chế chưa đồng đều để vận hành những vấn đề này. Khung hành lang pháp lý; quy hoạch của các địa phương về các khu giết mổ, khu chế biến nông sản…

Bên cạnh đó, ông Tùng cũng thẳng thắn chia sẻ, có những doanh nghiệp trăn trở về các chương trình quốc gia mà chúng ta đã từng làm, vấn đề bây giờ sản xuất ra sản phẩm phân bón từ phụ phẩm ngành chăn nuôi có tiêu thụ được không, trong khi đó giá nhập phân bón từ phế phẩm nhập khẩu rẻ hơn so với chi phí sản xuất; các phụ phẩm làm phân ủ thủ công, công nghệ… có đạt các tiêu chí theo quy định về môi trường, chỉ số an toàn đối với sức khỏe hay không.

Bên cạnh việc xử lý phân, nước thải… chăn nuôi, ông Tùng cho rằng cần bàn tiếp những vấn đề phế phẩm khác như xương của động vật, sừng của động vật sau khi chế biến sẽ bỏ đi đâu, xử lý như thế nào; các vấn đề ô nhiễm không khí… Đó cũng là những phế phẩm của ngành chăn nuôi cần có giải pháp giải quyết.

>>>Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi

Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp ông Phạm Vinh Sơn, Tổng giám đốc Công ty Phân bón xanh (Tập đoàn TH) đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học và công nghệ mới trong quá trình phát triển chuỗi trang trại theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

ảm bảo 3 yếu tố: không gây ô nhiễm môi trường; không để hiệu ứng khí nhà kính; tái sử dụng tham gia vào chuỗi tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế

Xử lý phế phẩm cần đảm bảo 3 yếu tố: không gây ô nhiễm môi trường; không để hiệu ứng khí nhà kính; tái sử dụng tham gia vào chuỗi tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo đó, Tập đoàn TH đang áp dụng một số công nghệ, bao gồm công nghệ xối, xả trong hệ thống ống kín; hệ thống máy tách phân nhập khẩu từ CHLB Đức; hệ thống tái tạo nền chuồng nhanh với đệm lót sinh học được sản xuất và xử lý tại nhiệt độ >65 độ C, giúp tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật có hại cho đàn gia súc.

Đặc biệt, mặc dù chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ có lợi cho cây trồng, chất thải lỏng là một dạng tài nguyên khó xử lý do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, thức ăn đầu vào, vi sinh vật… Giai đoạn 2016 - 2017, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư các nhà máy xử lý chất thải sử dụng công nghệ kị khí hoàn chỉnh và mương oxy hóa, tận dụng chế phẩm vi sinh và sản phẩm sinh học, qua đó đẩy mạnh quá trình xử lý kị khí và nitơ trong nước thải.

Về quá trình sản xuất phân bón hữu cơ, ông Phạm Vinh Sơn cho biết sau khi thu gom và phân loại, nước phân được phối trộn và tạo luống. Tập đoàn TH sử dụng công nghệ đảo trộn cùng men hoặc các chế phẩm sinh học để thúc đẩy quá trình phân hủy. Đồng thời, các trang trại tối ưu hóa giai đoạn ủ phân, thổi khí vào để đẩy nhanh quá trình tiêu diệt mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại. Sau khi các luống được ủ 2 tuần ở nhiệt độ >65 độ C, gần 99,8% mầm bệnh và hạt cỏ dại bị tiêu diệt

Phân hữu cơ thành phẩm được sử dụng theo hai phương thức khác nhau. Thứ nhất là sử dụng nội bộ. Phân được sản xuất tại nhà máy sẽ đem ra bón trực tiếp ra các cánh đồng của TH. Nếu phân hữu cơ đạt yêu cầu về chất lượng, TH sẽ đóng gói thành sản phẩm và lưu thông trên thị trường.

“Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có thể nói rằng TH đã khép kín thành công mô hình chăn nuôi 4F (Farm - Food - Feed - Fertilizer). Sau khi QCVN 01 ra đời, TH sẽ tiếp tục hoàn thiện công nghệ, xây dựng quy trình để có thể sử dụng nước thải trên các cánh đồng ruộng của tập đoàn”, đại diện Tập đoàn TH chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi

    04:00, 24/03/2023

  • Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi

    04:00, 22/03/2023

  • Di dời hơn 3000 hộ chăn nuôi tại Đồng Nai: Cần lộ trình và chính sách cụ thể

    00:05, 13/03/2023

  • Khởi nghiệp thành công từ liên kết chăn nuôi gia cầm

    04:36, 02/02/2023

THY HẰNG