Nhiều băn khoăn về đề xuất nhường khí để sản xuất điện của EVN

THY HẰNG 22/05/2023 03:00

Trước đề nghị của EVN về việc ưu tiên nhường khí cho sản xuất điện trong 2 tháng cao điểm mùa khô tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

>>>Cấp điện mùa khô khó khăn, EVN kiến nghị các địa phương tăng cường tiết kiệm

Trước nguy cơ thiếu điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, đề nghị ưu tiên nhường khí cho sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, tháng 5, 6.

EVN) đã có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, đề nghị ưu tiên nhường khí cho sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, tháng 5, 6.

EVN đã có văn bản gửi PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, đề nghị ưu tiên nhường khí cho sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, tháng 5, 6.

Đủ phân bón cho sản xuất

Trong đó, EVN đề nghị trước mắt xem xét cho ngừng toàn bộ nhà máy đạm Cà Mau và đạm Phú Mỹ để nhường khí cho sản xuất điện từ nay cho đến hết tháng 5, 6.

Nếu dừng hoạt động hai nhà máy này liệu rằng có ảnh hưởng đến sản lượng phân bón cung cấp cho sản xuất trồng trọt trong nước hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm?

Chia sẻ với báo chí về vấn đền này, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, thẩm quyền việc này không thuộc Bộ NN&PTNT, mà là Bộ Công Thương. Tuy nhiên, Cục sẽ xin ý kiến của Bộ trưởng có ý kiến.

Ông Trung cũng cho biết, trong năm 2022, công suất của hai nhà máy này rất lớn, mỗi nhà máy có công suất trên 900.000 tấn và mỗi nhà máy tồn kho năm 2022 khoảng 200.000 tấn. Trong khi đó, tổng lượng phân đạm xuất khẩu năm 2022 là 798.000 tấn

“Thẩm quyền đồng ý hay không không phải Bộ NN&PTNT. Nhưng nếu điện thiếu nghiêm trọng mà cần thiết phải dừng sản xuất phân bón, đơn vị sẽ có báo cáo với lãnh đạo Bộ, nhưng với số liệu trên thì lượng phân bón, đặc biệt là phân đạm để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp hoàn toàn đầy đủ”, ông Trung nói.

>>>EVN đề xuất hai cơ chế đàm phán giá điện rác, điện sinh khối

Chỉ giúp 1% điện…nhưng nhiều hệ luỵ

Trong khi đó, phản hồi EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hiện tại nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đang tiêu thụ ổn định khoảng 1,1 tỷ m3 khí mỗi năm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của đất nước. Việc lập kế hoạch cho nhu cầu sử dụng khí cũng như kế hoạch về bảo dưỡng, bảo trì các nhà máy đều được các bên tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của các hợp đồng mua bán khí có cam kết dài hạn.

Hơn nữa, Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau là các công ty cổ phần, nên các hoạt động tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đều phải được thông qua Đại hội đồng cổ đông của các công ty này trước khi thực hiện.

"Việc dừng/giảm cấp khí ngoài kế hoạch cho các nhà máy đạm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm phát sinh nhiều hệ lụy đến các bên liên quan và sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận, thiện chí, sự hợp tác chia sẻ của cổ đông các nhà máy đạm", PVN cho biết.

PVN cho rằng Việc dừng/giảm cấp khí ngoài kế hoạch cho các nhà máy đạm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm phát sinh nhiều hệ lụy.

PVN cho rằng việc dừng/giảm cấp khí ngoài kế hoạch cho các nhà máy đạm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm phát sinh nhiều hệ lụy.

Trong khi đó, theo PVN, việc dừng/giảm khí thiên nhiên của các nhà máy đạm cũng không giúp nhiều, chỉ khoảng gần 1% cho việc đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia.

Tập đoàn cũng đưa ra các đề xuất để duy trì cung cấp khí thiên nhiên dài hạn cho sản xuất điện, bao gồm: Có cơ chế phát triển nguồn điện chạy nền ổn định, những quy định về vận hành hệ thống điện phù hợp với cơ chế cam kết mua khí thiên nhiên...

Đặc biệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng lưu ý, các cơ quan chức năng cần có "những quy định về vận hành hệ thống điện phù hợp với cơ chế cam kết mua khí thiên nhiên và chính sách giá điện hợp lý".

Điều này sẽ giúp chủ đầu tư các nhà máy điện có thể yên tâm ký kết các hợp đồng mua khí dài hạn, nhất là khi các nguồn khí thiên nhiên giá rẻ trong nước ngày càng cạn kiệt và giá các nguồn LNG nhập khẩu ngày càng tăng.

Khí thiên nhiên là một loại hàng hoá đặc thù, và để khai thác và phát triển được như ngày hôm nay, là cả một quá trình dài phát triển đồng bộ đường ống dẫn khí, hệ thống khách hàng. Trong khi đó, việc khai thác các mỏ khí lại có sự tham gia của nhiều chủ mỏ như Petrovietnam và các đối tác nước ngoài và luôn tuân theo kế hoạch khai thác cụ thể hàng năm dựa theo các tiêu chí chặt chẽ.

Trong khi đó, theo PVN, nhu cầu huy động khí thiên nhiên cho sản xuất điện trong quý 1 năm nay là rất thấp. Tính đến hết tháng 4 vừa qua, lượng khí huy động cho các nhà máy điện chỉ đạt 96% so với kế hoạch của Bộ Công Thương đã giao.

Thực tế, Petrovietnam và các bên trong các hệ thống khí đã tăng cường khai thác tối đa lượng khí thiên nhiên trong nước, đồng thời còn thống nhất mua toàn bộ lượng khí khai thác từ cụm mỏ PM3-CAA với Malaysia để hỗ trợ nguồn cung trong nước, dự kiến đưa lượng khí huy động vượt 104.8% so với kế hoạch của Bộ Công Thương giao.

Tính đến thời điểm hiện tại, công suất huy động các nhà máy điện khí đang rất thấp, cao nhất chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng công suất các nguồn điện được huy động. Do đó, theo PVN, việc huy động từ nhiều nguồn khác ngoài điện khí là cần thiết, có thể tính đến các nguồn như điện than, thuỷ điện, năng lượng tái tạo…

Trước đó, theo EVN, thực tế công tác cung cấp nhiên liệu (than, dầu, khí) cho sản xuất điện không đáp ứng được yêu cầu vận hành. Trong đó, nguồn khí Đông Nam Bộ đang giảm mạnh trong những năm gần đây, lượng khí cấp cho sản xuất điện chỉ còn khoảng 13,5-14 triệu m3/ngày, trong khi nhu cầu khí để vận hành tối đa của các nhà máy tuabin khí trong khu vực là trên 21 triệu m3/ngày.

Hiện, lượng khí ở Tây Nam Bộ cấp cho sản xuất điện cũng chỉ đạt trung bình khoảng 4 triệu m3/ngày, trong khi nhu cầu khí để vận hành tối đa của các nhà máy tuabin khí Cà Mau khoảng 6 triệu m3/ngày.

Theo dự báo, việc vận hành hệ thống điện trong các tháng cao điểm nắng nóng (tháng 5, 6, 7) sẽ rất khó khăn, đặc biệt hệ thống điện miền Bắc phải đối mặt với tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh của hệ thống với công suất thiếu hụt lớn nhất khoảng 1.600-4.900MW.

EVN cho biết nếu tình hình vẫn tiếp tục diễn biến bất lợi như thời gian qua, lượng nước về các hồ thủy điện và tình hình cung ứng nhiên liệu than/dầu/khí cho các nhà máy điện không được cải thiện, hệ thống thống điện sẽ rơi vào tình huống nguy cấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Thống kê đến ngày 12/5, đã có 13/47 hồ thủy điện lớn đã về mực nước chết hoặc gần mực nước chết, đa số các hồ thủy điện còn lại có mực nước thấp hơn nhiều so với mực nước quy định trong quy trình điều tiết hồ chứa/liên hồ chứa. 

Có thể bạn quan tâm

  • EVNNPC: Cảnh báo mạo danh công ty điện lực để lừa đảo

    12:54, 19/05/2023

  • Cấp điện mùa khô khó khăn, EVN kiến nghị các địa phương tăng cường tiết kiệm

    09:00, 17/05/2023

  • EVNNPC: Điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

    12:11, 16/05/2023

  • EVN đề xuất hai cơ chế đàm phán giá điện rác, điện sinh khối

    04:00, 14/05/2023

  • EVNNPC khuyến cáo khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

    14:27, 08/05/2023

THY HẰNG