Hàng không hồi phục, doanh nghiệp dần thoát lỗ

THY HẰNG 06/06/2023 03:00

Lượng khách tăng vọt 5 tháng đầu năm cùng nhiều dự báo tích cực cho năm 2023 đang giúp các doanh nghiệp hàng không dần thoát lỗ.

>>>Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ các dự án cảng biển - hàng không

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 5/6 dự báo lượng hành khách di chuyển bằng máy bay trong năm nay sẽ đạt 4,35 tỷ người, bằng 96% so với năm 2019, tức trước đại dịch Covid-19.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 5/6 dự báo lượng hành khách di chuyển bằng máy bay trong năm nay sẽ đạt 4,35 tỷ người, bằng 96% so với năm 2019.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo lượng hành khách di chuyển bằng máy bay trong năm 2023 sẽ đạt 4,35 tỷ người, bằng 96% so với năm 2019.

Theo IATA, bên cạnh sự tăng trưởng trong số lượng hành khách, lợi nhuận của các hãng hàng không trong năm nay sẽ đạt 9,8 tỷ USD cao gấp đôi so với con số 4,7 tỷ USD được tổ chức vận động hành lang này đưa ra vào tháng 12/2022.

Sự hồi phục của ngành hàng không quốc tế được thúc đẩy bởi nhu cầu di chuyển tăng cao tại Bắc Mỹ và châu Âu.

"Sau khi cân nhắc các yếu tố, chúng tôi dự đoán đây sẽ là một năm tốt đẹp cho ngành hàng không toàn cầu", Willie Walsh, tổng giám đốc IATA cho biết.

Doanh thu của ngành hàng không được dự báo sẽ tăng lên 803 tỷ USD vào năm 2023, chỉ thấp hơn 35 tỷ USD so với mức kỷ lục được ghi nhận trước đại dịch Covid-19.

Trong nước, 5 tháng, có tới 45,5 triệu khách qua các cảng hàng không, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 12 triệu khách quốc tế, tăng 679,6% so với cùng kỳ năm 2022 và 33,4 triệu khách nội địa, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2022.

5 tháng đầu năm, các hãng hàng không vận chuyển 22,4 triệu khách, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, khách quốc tế đạt 5,7 triệu khách, tăng 5525,1% so với cùng kỳ 2022. Khách nội địa đạt 16,7 triệu khách tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2022.

>>>Thủ tướng “thúc” báo cáo về chậm tiến độ Dự án Cảng hàng không Long Thành

Lượng hành khách tăng đột biến sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch Covid-19 đã khiến kết quả kinh doanh của các hãng hàng không được cải thiện mạnh mẽ.

5 tháng, có tới 45,5 triệu khách qua các cảng hàng không, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 12 triệu khách quốc tế, tăng 679,6% so với cùng kỳ năm 2022 và 33,4 triệu khách nội địa, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2022.

5 tháng đầu năm có tới 45,5 triệu khách qua các cảng hàng không, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đó, Quý 1/2023, Vietnam Airlines tuy vẫn ghi nhận lỗ sau thuế 37,33 tỷ đồng nhưng con số này đã giảm tới 99% so với cùng kỳ, cùng kỳ trước đó Vietnam Airlines lỗ -2.686 tỷ đồng.

Cụ thể, kết thúc quý 1/2023, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần gần 23.500 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ (11.620 tỷ đồng), lợi nhuận gộp đạt hơn 1.959 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 1.595 tỷ đồng); lợi nhuận khác lỗ gần 38 tỷ (cùng kỳ lãi hơn 121 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 19 tỷ. Sau khi trừ thuế, hãng này lỗ 37,33 tỷ đồng.

Theo Vietnam Airlines, lỗ sau thuế quý 1/2023 giảm mạnh so với cùng kỳ chủ yếu do tổng doanh thu và thu nhập khác quý 1/2023 của công ty mẹ tăng 113,8% so với quý 1/2022 (tăng hơn 9.569,2 tỷ đồng) chủ yếu do doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 116%, tương đương tăng hơn 9.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Sang năm 2023, hãng đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và khai thác trở lại 90% số đường bay quốc tế so với thời điểm trước dịch Covid-19.

“Bắt đầu từ quý 1/2023, thị trường quốc tế đã từng bước được phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tống công ty cũng sẽ có kêt quả tích cực hơn vào năm 2023”, đại diện Vietnam Airlines khẳng định.

Tương tự Vietnam Airlines, Vietjet cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1/2023. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1, doanh thu vận chuyển hàng không của Vietjet đạt 12.880 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 168 tỷ đồng, tăng lần lượt 286% và 320% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu hoạt động phụ trợ đạt 4.312 tỷ đồng, đóng góp hơn 33% tổng doanh thu.

Về kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 12.898 tỷ đồng và 173 tỷ đồng.

Vận tải hành khách quốc tế tiếp tục là điểm sáng với việc đóng góp gần 45% tổng doanh thu vận tải hành khách và chiếm 30% về số lượng chuyến bay và lượt khách. Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 69,2 nghìn tỷ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu một lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.

Mặc dù tình hình được cho là có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên cũng theo IATA, lợi nhuận của thị trường hàng không vẫn cần một khoảng thời gian để hồi phục về thời điểm năm 2019, khi lợi nhuận toàn ngành đạt 26,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, IATA cũng dự đoán các hãng hàng không châu Á sẽ bị lỗ 6,9 tỷ USD trong năm nay, chỉ bằng một nửa so với mức sụt giảm vào năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn con số 6,6 tỷ USD được tổ chức này đưa ra vào cuối năm 2022.

Đà hồi phục của thị trường hàng không châu Á chậm hơn so với phần còn lại của thế giới khi Trung Quốc chỉ vừa dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa vào tháng 12/2022.

Có thể bạn quan tâm

  • Cảng hàng không Tân Sơn Nhất: Chủ động các phương án để giảm ùn ứ

    03:40, 14/05/2023

  • Thủ tướng “thúc” báo cáo về chậm tiến độ Dự án Cảng hàng không Long Thành

    08:27, 19/04/2023

  • Đà Nẵng phản hồi thông tin quy hoạch cảng hàng không tại Quảng Nam

    11:44, 12/04/2023

  • Hoàn thiện cơ chế PPP hàng không

    04:00, 07/04/2023

THY HẰNG