Gemadept "dồn lực" mở rộng Cảng Gemalink và Cảng Nam Đình Vũ

THY HẰNG 11/06/2023 04:15

Gemadept triển khai các dự án trọng điểm nhằm mở rộng quy mô và tạo tiền đề cho tăng trưởng dài hạn, trong đó tập trung đầu tư cảng nước sâu Gemalink giai đoạn 2 và cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3.

>>>Gemadept muốn thoái hết vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa được tổ chức,  CTCP Gemadept (GMD) thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 3.920 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022. Khấu trừ chi phí, lãi trước thuế dự kiến 1.136 tỷ đồng, giảm 13%.

Dựa trên chỉ tiêu kế hoạch cộng với lợi nhuận từ thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ thì lợi nhuận hợp nhất năm nay của công ty kỳ vọng đạt hơn 3.100 tỷ đồng

Dựa trên chỉ tiêu kế hoạch cộng với lợi nhuận từ thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ thì lợi nhuận hợp nhất năm nay của công ty kỳ vọng đạt hơn 3.100 tỷ đồng.

Kỳ vọng lợi nhuận hợp nhất đạt 3.100 tỷ đồng

Ông Đỗ Văn Nhân – Chủ tịch HĐQT GMD cho biết, kế hoạch kinh doanh được xây dựng trên nền năm 2023 với thị trường rất xấu. Các tổ chức quốc tế đều đưa ra nhận định thấp về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023, với mức sụt giảm từ 0,5 đến 1,2 điểm phần trăm so với năm 2022.

Đặc biệt, từ đầu năm đến nay tình hình đang xấu hơn dự báo khi hàng chục ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, rời thị trường, hàng trăm ngàn người lao động mất việc làm. Sức mua thị trường rất yếu, đặc biệt sức mua ở những thị trường nước ngoài bao gồm các truyền thống lớn của Việt Nam như Mỹ, EU đang rất thấp.

Đối với Gemadept, sau khi xem xét, lãnh đạo doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 1.136 tỷ đồng, có giảm sút so với kết quả năm 2022 nhưng mức giảm nhẹ hơn so với bình quân chung của thị trường. "Chỉ tiêu kinh doanh này được xây dựng trên một mức nền thị trường rất xấu trong năm 2023. Cho nên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.136 tỷ đồng là một thách thức và cần sự nỗ lực lớn", ông Nhân nói.

Song, lãnh đạo GMD cho biết, kế hoạch nêu trên chưa bao gồm lợi nhuận từ việc thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ. Ông Nguyễn Thanh Bình, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc GMD cho biết, còn một số công việc để có thể hoàn tất và ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án này.

Dự kiến, thương vụ sẽ giúp cho công ty mẹ GMD thu về lợi nhuận trên 2.000 tỷ đồng và có thể được ghi nhận vào trong kết quả kinh doanh quý III. "Dựa trên chỉ tiêu kế hoạch cộng với lợi nhuận từ thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ thì lợi nhuận hợp nhất năm nay của công ty kỳ vọng đạt hơn 3.100 tỷ đồng", ông Bình cho biết.

Nói thêm về triển vọng ngành cảng biển, theo ông Bình, thời điểm này vẫn còn khó khăn đến quý III. Nếu nếu tình hình xấu hơn thì phải đến cuối năm nay và sang đầu năm 2024 mới có dấu hiệu phục hồi. 

Tuy nhiên, triển vọng của ngành ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Trong ngắn hạn sẽ khó khăn, nhưng từ năm 2024 sẽ tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù thời điểm khó khăn nhưng công ty không có chủ trương giảm giá dịch vụ để cạnh tranh về khách hàng mà công ty chủ động, linh hoạt trong điều hành để tối ưu hoá.

Việc thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ và tập trung vào Cảng Nam Đình Vũ nằm trong kế hoạch tối ưu hoá quy mô để giảm chi phí trên từng đơn vị (unit cost), tối ưu hoá hệ sinh thái và năm nay, xu hướng giá dịch vụ ở Hải Phòng đang tăng.

Chia sẻ thêm về thương vụ bán Cảng Nam Hải Đình Vũ, ông Nhân cho biết, sau khi xem xét từ thị trường, nguồn cung cầu, và năng lực khai thác, Công ty quyết định thoái vốn bán Cảng Nam Hải Đình Vũ.

Chủ tịch GMD cũng nhấn mạnh, tại thương vụ này GMD không bán cảng, mà chỉ bán tài sản và cơ sở hạ tầng. Bởi khi bán cảng, thì phải bán trang thiết bị, tài sản, cơ sở hạ tầng, và đội ngũ, nhân lực điều hành cảng, quan trọng hơn là toàn bộ khối khách hàng (yếu tố tạo nên doanh thu lợi nhuận).

Trong thương vụ này, GMD có thỏa thuận rất đặc biệt, đó là chỉ bán trang thiết bị, hạ tầng của cảng, còn lại toàn bộ đội ngũ nhân lực, kĩ thuật vận hành cảng, cùng với toàn bộ khách hàng được Công ty giữ lại, và chuyển xuống cảng Nam Đình Vũ 2, Nam Đình Vũ 3. Như vậy, Cảng Nam Đình Vũ 2 vừa mới đi vào hoạt động hoàn toàn có khả năng lấp đầy ngay trong trước mắt. "Có thể nói, thương vụ này là thành công giữa cả bên mua và bên bán" , Chủ tịch GMD nhấn mạnh.

Kết thúc quý I/2023, GMD ghi nhận doanh thu thuần gần 902 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ. Lãi trước thuế giảm 12% xuống còn 308 tỷ đồng. Theo giải trình, lợi nhuận giảm chủ yếu do lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết giảm hơn 104 tỷ đồng, dù lợi nhuận từ hoạt động khai thác cảng và logistics tăng hơn 58 tỷ đồng, cộng thêm đó chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hơn 25 tỷ đồng.

Về cổ tức, năm 2022, GMD thông qua kế hoạch cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20% và uỷ quyền cho Hội đồng quản trị triển khai việc chi trả.

Về cổ tức, năm 2022, GMD thông qua kế hoạch cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20% và uỷ quyền cho Hội đồng quản trị triển khai việc chi trả.

Tại phía Nam, với cảng nước sâu Gemalink hiện lọt Top 19 thương cảng của thế giới có khả năng tiếp nhận thế hệ siêu tàu Megaship lớn nhất thế giới hiện nay, GMD thông tin đã hoàn thành nạo vét độ sâu khu nước trước bến đến -16,5 mét, và Bộ GTVT nạo vét độ sâu luồng đến -15,5 mét dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay.

“Gemalink là một trong những cảng biển có mớn nước sâu nhất Việt Nam, có sức thu hút mạnh mẽ với các hãng tàu hàng đầu, khai thác tàu mẹ tải trọng lên đến 250.000DWT. Ngoài ra, GMD đã đầu tư nhiều phương tiện thiết bị mới cho hoạt động khai thác của Gemalink, Cảng Bình Dương và Phước Long ICD”, đại diện nói.

>>>Thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ, gánh nặng nợ vay của GMD có giảm?

Đầu tư mở rộng cảng Gemalink và cảng Nam Đình Vũ

Trong năm 2023, GMD đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 3.920 tỷ đồng, bằng 103% so với kế hoạch năm 2022 (kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.136 tỷ đồng, bằng 114% so với kế hoạch năm 2022 (kế hoạch lợi nhuận 1.000 tỷ đồng).

Về định hướng kinh doanh trong năm 2023, GMD cho biết sẽ tiếp tục triển khai các dự án trọng điểm nhằm mở rộng quy mô và tạo tiền đề cho các kế hoạch tăng trưởng dài hạn giai đoạn 2021-2025, định hướng tầm nhìn 2030. Trong đó, Dự án cảng nước sâu Gemalink - Giai đoạn 2 với quy mô 39ha, công suất 1,5 triệu TEU/năm, cỡ tàu tiếp nhận 250.000 DWT, dự kiến chuẩn bị triển khai trong năm 2023 và hoàn thành giai đoạn 2.1 vào năm 2025 và giai đoạn 2.2 vào năm 2027.

Dự án cảng Nam Đình Vũ - Giai đoạn 3 với diện tích hơn 25 ha; công suất 600.000 TEU/năm (đối với hàng container) và 3 triệu tấn/năm (đối với hàng tổng hợp); cỡ tàu tiếp nhận 48.000 DWT; và dự kiến triển khai trong quý IV/2023, mục tiêu đưa vào khai thác từ cuối năm 2025.

Hiện, GMD có Nam Đình Vũ 1 và Nam Đình Vũ 2 vừa mới đi vào khai thác, và trong thời gian tới Công ty tiếp tục triển khai xây dựng Cảng Nam Đình Vũ 3. Trong đó, GMD sẽ sở hữu cụm cảng liền mạch, với chiều dài đầu tàu trên 1.500 m, diện tích 70 ha. Đây sẽ là cụm cảng có quy mô lớn nhất Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm

  • Gemadept muốn thoái hết vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ

    03:00, 03/01/2023

  • Gemadept sẽ “lột xác” nhờ EVFTA

    11:00, 02/03/2020

  • Gemadept nằm trong top 100 doanh nghiệp có năng lực Quản trị Tài chính tốt nhất Sàn chứng khoán Việt Nam năm 2018

    09:39, 27/09/2019

  • Gánh nặng của Gemadept

    11:10, 16/08/2019

THY HẰNG