PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Cần cơ chế chính sách đột phá khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 28/06/2023 14:49

Tháo gỡ những rào cản, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp để thu hút đầu tư, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, hiệu quả, bền vững.

>>Cơ chế "mở đường" thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Nhằm góp phần tháo gỡ những rào cản, khó khăn trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là các doanh nghiệp lớn để làm đầu tàu dẫn dắt, làm lực lượng nòng cốt trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, hiệu quả, bền vững, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức Diễn đàn “Phát triển Nông nghiệp Việt Nam 2023 chủ đề Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững. Diễn đàn diễn ra ngày 28/6/2023 tại Hội trường Thống nhất, 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, TP. Tân An, tỉnh Long An.

Tháo gỡ những khó khăn, rào cản trong lĩnh vực nông nghiệp để thu hút đầu tư, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, hiệu quả, bền vững.

Tháo gỡ những rào cản, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp để thu hút đầu tư, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Diễn đàn có sự tham dự ông Lê Minh Hoan - Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Bùi Văn Nghiêm - Uỷ viên Trung Ương Đảng - Bí Thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Long; Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI; Ông Nguyễn Văn Út Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An;  Ông Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Bí Thư tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre; Ông Lê Tấn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu... và hơn 300 khách mời đến từ các Bộ NN&PTNT; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương; lãnh đạo VCCI; lãnh đạo UBND các tỉnh khu vực ĐB SCLL; đại diện các Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, Long An, cả khu vực Đông và Tây Nam Bộ và doanh nghiệp trực thuộc Eurocham...

Về phía Ban Tổ chức, trân trọng giới thiệu: Ông Nguyễn Thanh Truyền – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An; Ông Nguyễn Linh Anh – Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Chương trình có sự đồng hành của Tổ chức Oxfam Việt Nam; Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Nhãn hàng Đạm Phú Mỹ - NPK Phú Mỹ); Công ty cổ phần phân bón Bình Điền...

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Út - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, bày tỏ sự vui mừng được đồng hành cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Phát triển nông nghiệp Việt Nam năm 2023 tại tỉnh Long An.

Nhân dịp này, ông Út cũng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho sự phát triển của tỉnh Long An nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung trong thời gian qua.

Nhiều tiềm năng

Theo ông Út, Long An nằm ở vị trí cửa ngõ kết nối các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên khoảng 4.494 km2; diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 300.000 ha với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực như: lúa, cây rau sạch, cây thanh long, cây chanh; gia cầm, đàn bò, đàn lợn; thủy sản.

Từ xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, Long An đã có những bước đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, đồng thời xác định nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế tỉnh.

“Lãnh đạo tỉnh Long An đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai đạt hiệu quả Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã tạo một bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, góp phần từng bước chuẩn hóa vùng nguyên liệu, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản sạch, an toàn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thị trường. Do đó, thời gian qua lĩnh vực nông nghiệp đã có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh như chuối, chanh, thanh long, lúa gạo, trứng ... đã xuất khẩu sang như Mỹ, Úc, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc,...; có gần 300 lượt vùng trồng, vùng nuôi được cấp mã số; có 163 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng gói. Đã xây dựng được 28 chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên sản phẩm rau, thịt, lúa gạo, thanh long, thủy sản và 31 điểm bán sản phẩm nông sản an toàn”, ông Út nói.

ông Nguyễn Văn Út Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An: Từ xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, Long An đã có những bước đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, đồng thời xác định nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Út - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cho rằng: từ xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, Long An đã có những bước đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, đồng thời xác định nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế tỉnh.

>>DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Các doanh nghiệp đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Nhấn mạnh về tiềm năng và lợi thế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Út chia sẻ: ĐBSCL có diện tích tự nhiên 39,7 nghìn km2 chiếm 12,2 % diện tích cả nước, có dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 19% dân số cả nước. Đây là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của cả nước.

Theo ông Út, thời gian qua, nông nghiệp vùng ĐBSCL liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế; đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản.

Theo đó, ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư của vùng. Bước đầu thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản - trái cây - lúa gạo chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Đã hình thành các mô hình chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế, ông Út nói và cho biết thêm, mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 18/6/2022 về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng đã xác định phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh; nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực. Đối với ĐBSCL phát triển nông nghiệp phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp phải trong mối quan hệ và gắn chặt với phát triển công nghiệp, dịch vụ. Để đạt được những mục tiêu nói trên, không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chế biến sâu, nông nghiệp công nghệ cao.

Đểngành nông nghiệp pháttriển bền vững

Về chiến lược thu hút đầu tư hướng đến ngành nông nghiệp phát triển bền vững, ông Út cho rằng, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Long An đã tăng cường triển khai các chính sách về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tiếp tục thực hiện, lan toả là cơ hội lớn để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến, gắn với tiêu thụ nông sản.

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư của vùng

Diễn đàn “Phát triển Nông nghiệp Việt Nam 2023” chủ đề “Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững”, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Sở NN&PTNT tỉnh Long An, Sở KH&ĐT Long An, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Long An, Tổ chức Oxfarm VN tổ chức chiều nay 28/6.

Ngoài ra, trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 của Chính phủ, tỉnh tiếp tục nghiên cứu và xây dựng định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để tích hợp trong quy hoạch tỉnh; đồng thời, xác định những dự án mang tính động lực để thu hút nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, theo ông Út, trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có tiến triển, song vẫn còn thiếu yếu tố bền vững, chủ yếu vẫn theo chiều rộng, nhờ tăng diện tích, tăng vụ và nhờ các yếu tố đầu vào truyền thống như lao động, vốn, vật tư, nguồn lực tự nhiên... mô hình tăng trưởng nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị chưa cao, hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên chưa cao.

Ngoài ra, nông nghiệp luôn là lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro khi luôn đối diện thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn luôn là nguy cơ tiềm ẩn; dịch bệnh, giá cả thị trường biến động; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất và cơ cấu lại kênh phân phối, kết nối cung - cầu.

Do vậy, việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp dù có chuyển biến nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển hiện nay.

“Chính vì thế, Diễn đàn Phát triển Nông nghiệp Việt Nam 2023 chủ đề: “Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững” hôm nay được tổ chức, có sự tham dự của các cơ quan quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp nhằm giới thiệu định hướng phát triển nông nghiệp, trao đổi, thảo luận những vấn đề then chốt, chiến lược cho lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh khu vực và thế giới diễn biến khó lường. Qua đó, gợi mở những nghiên cứu và đề xuất giải pháp, các cơ chế chính sách đột phá để thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, tiếp cận thành công các thị trường tiềm năng, tạo sự bứt phá cho phát triển nông nghiệp bền vững”, ông Út nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Các doanh nghiệp đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản

    14:17, 28/06/2023

  • DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững

    13:00, 28/06/2023

  • Cơ chế "mở đường" thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

    04:00, 28/06/2023

  • Đầu tư công cho nông nghiệp

    13:45, 27/06/2023

  • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn chưa đồng bộ

    04:00, 27/06/2023

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG