Doanh nghiệp nhà nước không phải cứ muốn là chuyển đổi số được

BẢO LOAN 27/07/2023 10:30

Doanh nghiệp nhà nước có những quy định tổ chức rất khác với các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác, đây là yếu tố tạo nên những rào cản trong việc chuyển đổi cách thức tổ chức để chuyển đổi số.

Chia sẻ với báo chí về những khó khăn trong chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) - Hội truyền thông số Việt Nam cho biết: Theo nghiên cứu của DTSI, để chuyển đổi số, các doanh nghiệp nhà nước “không phải muốn là chuyển đổi được ngay”.

>>> “Mở”, “phanh”, “hãm” khiến doanh nghiệp nhà nước khó phát triển

Ông Giang chia sẻ, “doanh nghiệp nhà nước có những quy định tổ chức rất khác với các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác. Doanh nghiệp nhà nước có những hành lang pháp lý, những quy định, quy chế và cách thức kiểm soát rất chặt chẽ. Đây là yếu tố tạo nên những rào cản trong việc chuyển đổi cách thức tổ chức để chuyển đổi số, bởi không thể muốn chuyển đổi như thế nào cũng được và muốn chuyển đổi là chuyển đổi được ngay, sự chuyển đổi cũng chịu rất nhiều ràng buộc, không dễ để chuyển đổi thành công”.

“Doanh nghiệp nhà nước có những quy định tổ chức rất khác với các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác

“Doanh nghiệp nhà nước có những quy định tổ chức rất khác với các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác", ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI)

Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) cho biết: Sự chuyển đổi mô hình tổ chức khó khăn nên chính quá trình này tạo ra nhiều điểm khó khăn trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đặc biệt trong việc xây dựng các mô hình kinh doanh mới hoặc triển khai những hệ sinh thái về mô hình kinh doanh. Điều đó đặt ra những thách thức lớn cho việc chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, cách hành động để thích ứng hiệu quả với kỷ nguyên số với một đặc trưng quan trọng là sự chuyển đổi không ngừng và linh hoạt”.

Ông cũng cho rằng, việc chuyển đổi cách vận hành cũng làm phát sinh những khoản đầu tư lớn và với đặc điểm về sự chặt chẽ trong việc kiểm soát quá trình đầu tư dẫn tới hệ quả là thời gian ra quyết định chậm, thủ tục nhiều nên việc xây dựng các sáng kiến số theo mô hình phát triển nhanh “Agile” hoặc xây dựng những hệ sinh thái đầu tư mới để thử nghiệm (Ecosystem) trở nên khó khăn do chưa có hành lang pháp lý cho quá trình này.

Điều đặc biệt là chuyển đổi số cũng đòi hỏi một cái nhìn toàn cảnh, một cách làm tổng thể, và chỉ thành công, hiệu quả với một tác động tổng thể của tất cả các yếu tố chuyển đổi cùng phối hợp. Tuy nhiên, đây là một trở ngại lớn trong cơ chế ra quyết định tại các doanh nghiệp nhà nước.

>>> Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước

Cũng theo ông Lê Nguyễn Trường Giang, để đảm bảo sự chắc chắn, hầu hết những giải pháp, sáng kiến số hiện nay đang tập trung vào các giải pháp theo mô hình phân tích chi tiết ưu, nhược điểm, qua đó xây dựng thiết kế tổng thể và thiết kế chi tiết theo mô hình “thác nước”. Do vậy, thay vì tạo ra một tác động tổng thể, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn đang tập trung nhiều vào quá trình số hóa vận hành và xây dựng một số giải pháp cụ thể thay vì tổng thể.

Với quy mô rất lớn, mô hình phức hợp và định hướng phát triển chịu sự chỉ đạo của các doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng các mô hình kiến trúc cho phù hợp cũng như điều chỉnh hàng năm cần có một chiến lược tích hợp kinh doanh- chuyển đổi số được thực hiện ngay từ giai đoạn bản lề trong thời gian đầu của việc ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong doanh nghiệp để dẫn hướng tiến trình.

Dây chuyển sản xuất tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Dây chuyển sản xuất tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Tuy nhiên, hiện nay đa phần mới chỉ dừng ở việc hoạch định, vấn đề tổ chức triển khai, đặc biệt xuống các cấp thấp của tổ chức, đang là một điểm nghẽn lớn. Do vậy, chưa thực sự tạo ra được lợi thế cạnh tranh động cho doanh nghiệp nhà nước thông qua tiến trình chuyển đổi số.

Về những trở ngại, chuyên gia này đánh giá tiến trình chuyển đổi số cũng gặp những khó khăn trong hành lang pháp lý về quy trình, quy định cũng như cơ chế về việc thay đổi và áp dụng những mô hình tổ chức, mô hình nghiệp vụ, mô hình dữ liệu, mô hình vận hành,… Chính việc thiếu kiến trúc này dẫn đến việc chuyển đổi số không phát huy tối đa những lợi thế trong quá trình ứng dụng vào vận hành thực tế để chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện doanh nghiệp sang bản chất kinh doanh mới – trở thành một doanh nghiệp số.

>>>  Chậm chạp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Chuyển đổi số là một tiến trình, không phải là một mô hình, hay phương thức; mang tính phương tiện để giúp doanh nghiệp/tổ chức chuyển đổi hình thái tổ chức của mình, thích ứng với một bối cảnh mới – kỷ nguyên số.

Do vậy, không có một mô hình hay phương thức chuyển đổi số cụ thể nào thích ứng và phù hợp cho mọi doanh nghiệp, tổ chức. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng tư duy, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức phải chủ động đổi mới và sáng tạo dựa trên những khung khổ mang tính quy luật và nguyên tắc của tiến trình chuyển đổi số để định hình nên chiến lược và mô hình chuyển đổi phù hợp riêng cho doanh nghiệp, tổ chức của mình”, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • "Vấn đề đầu tiên là tiền đâu" cản trở chuyển đổi số của doanh nghiệp

    09:49, 27/07/2023

  • Chiến lược đi trước đón đầu của start-up Meey Land trong chuyển đổi số bất động sản

    15:00, 20/07/2023

  • Thiếu đồng bộ trong chuyển đổi số cảng biển

    00:02, 19/07/2023

  • “Điểm nghẽn” trong chuyển đổi số doanh nghiệp

    14:33, 18/07/2023

BẢO LOAN