Giảm chi phí doanh nghiệp từ việc loại bỏ gần 2.400 quy định kinh doanh

Bài và ảnh: HẠNH LÊ 05/08/2023 00:30

Đây là một trong những kết quả nổi bật sau 5 năm triển khai dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME)

>>>Chính phủ tiếp tục yêu cầu cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

Ông Nguyễn Sỹ Hiệp - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết: “Thời gian qua, thông qua dự án LinkSME, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ Chính phủ nhiều hoạt động nghiên cứu, rà soát và đưa ra nhiều khuyến nghị để thúc đẩy cải cách quy định kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh. Từ các hoạt động này đã góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) kết nối tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyển đổi số và tiếp cận tài chính.

Ông Daniel Fizpatrick - Giám đốc dự án cho biết, từ ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, dự án đã làm việc, đề xuất các khuyến nghị nhằm giảm bớt các rào cản với doanh nghiệp

Ông Daniel Fizpatrick - Giám đốc dự án cho biết, từ ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, dự án đã đề xuất các khuyến nghị góp phần giảm bớt các rào cản cho doanh nghiệp

Theo ông Daniel Fizpatrick - Giám đốc dự án, LinkSME đóng góp một phần vào kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP với 2.392 quy định kinh doanh đã được cắt giảm, đơn giản hóa tại 194 văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2021 đến nay. Dự án xây dựng báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) các năm (từ 2019 - 2022) nhằm đánh giá tác động của cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và đề xuất các khuyến nghị nhằm giảm bớt các rào cản với doanh nghiệp…

Ngoài ra, trong hoạt động thúc đẩy tương tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp, LinkSME đã hỗ trợ triển khai thí điểm các nội dung đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại 14 tỉnh. Hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện các chức năng của Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh góp phần thúc đẩy các tương tác trực tuyến giữa các bộ ngành với  doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh. 

Trong khuôn khổ của dự án, đã có 41 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu, kết nối kinh doanh. Có 318 đơn đặt hàng với doanh nghiệp đầu chuỗi được kết nối, trong đó, 280 đơn hàng đã được giao và thanh toán thành công với tổng giá trị hơn 200 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết: tuy số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ chuyên sâu về kết nối giao thương, chuyển đổi số, tiếp cận tài chính chưa lớn song quan trọng nhất là dự án đã tiệm cận chính sách vĩ mô, chạm trúng và đúng yêu cầu cấp bách, khó khăn mà doanh nghiệp SME đang đối mặt. Đó là tiếp cận vốn, tiếp cận và kết nối với doanh nghiệp đầu chuỗi, chuyển đổi số.

>>>Cần thúc đẩy hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh

>>>Cấp thiết khôi phục Nghị quyết riêng về cải thiện môi trường kinh doanh

Đại diện dự án bàn giao tài liệu, sản phẩm - nền tảng cho những cải cách sâu rộng, thiết thực tiếp tục được triển khai trong thời gian tới

Đại diện dự án bàn giao tài liệu, sản phẩm - nền tảng cho những cải cách sâu rộng, thiết thực tiếp tục được triển khai trong thời gian tới

Những vấn đề thách thức với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp SME đang được “vỡ” dần ra, những khó khăn bước đầu được nhận diện và tháo gỡ. Qua đó, góp phần nâng tầm doanh nghiệp SME, tạo nền tảng quan trọng giúp các doanh nghiệp SME và các tổ chức hỗ trợ doanh nâng cao năng lực, thúc đẩy giao thương, tăng cường kết nối, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp SME chiếm đến 97% sẽ có đóng góp thiết thực vào nền kinh tế.

Đồng quan điểm, bà Bùi Thu Thuỷ - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, từ nền tảng ban đầu được thiết lập qua 5 năm triển khai dự án, Cục Phát triển doanh nghiệp đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm, sàng lọc doanh nghiệp. Trên cơ sở đó định hướng các hoạt động hỗ trợ thực chất tiếp theo như kết nối với doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bằng các giải pháp phi tài chính như hướng dẫn cách thức xây dựng báo giá, báo cáo tài chính, minh bạch tài chính… giúp doanh nghiệp vừa dễ tiếp cận tài chính, thúc đẩy chuyển đổi số vừa nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm

  • THỦ TƯỚNG VÀ DOANH NGHIỆP 2022: Kiến nghị tháo gỡ giảm chi phí cho doanh nghiệp thủy sản

    THỦ TƯỚNG VÀ DOANH NGHIỆP 2022: Kiến nghị tháo gỡ giảm chi phí cho doanh nghiệp thủy sản

    12:39, 11/08/2022

  • GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP phục hồi

    GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP phục hồi

    11:16, 03/12/2021

  • Nghị định 10/2021/NĐ-CP: Rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp xây dựng

    Nghị định 10/2021/NĐ-CP: Rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp xây dựng

    04:30, 06/03/2021

  • Gia Lai triển khai cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

    Gia Lai triển khai cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

    18:17, 30/01/2019

  • Bộ Tài chính tiếp tục cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

    Bộ Tài chính tiếp tục cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

    10:19, 19/01/2019

  • Hà Tĩnh đề ra nhiều giải pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

    Hà Tĩnh đề ra nhiều giải pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

    06:17, 05/12/2018

  • Cobots: Giải pháp tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp

    Cobots: Giải pháp tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp

    09:24, 23/05/2018

  • Giảm chi phí cho doanh nghiệp logistics thông qua các giải pháp đồng bộ

    Giảm chi phí cho doanh nghiệp logistics thông qua các giải pháp đồng bộ

    09:48, 20/04/2018

Bài và ảnh: HẠNH LÊ