Nhiều tín hiệu tích cực, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt hơn 38 tỷ USD

THY HẰNG 29/09/2023 01:00

9 tháng đầu năm, dù lâm thuỷ sản tiếp tục giảm nhưng nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng cao giúp tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,48 tỷ USD.

>>>Ứng dụng công nghệ và đổi mới để tăng cường năng lực xuất khẩu nông sản Việt

Theo Bộ NN&PTNT, 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt 68,92 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu 38,48 tỷ USD, nhập khẩu 30,44 tỷ USD, xuất siêu 8,04 tỷ USD tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt 68,92 tỷ USD.

9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt 68,92 tỷ USD.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 9 xuất khẩu ước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng 8/2023 và tăng 22% so với tháng 9/2022. Trong đó, nhóm nông sản 2,45 tỷ USD, tăng 46,9% so với T9/2022; chăn nuôi 45,3 triệu USD, tăng 32,6%; lâm sản 1,28 tỷ USD, tăng 7,3%; thủy sản 850 triệu USD, giảm 0,8%; đầu vào sản xuất 166,5 triệu USD, giảm 5,5%.

Tính chung 9 tháng đầu năm, do giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm sâu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm thuỷ sản 6,64 tỷ USD, giảm 21,7%; lâm sản 10,44 tỷ USD, giảm 20,6%; đầu vào sản xuất 1,49 tỷ USD, giảm 20,2%.

Tuy nhiên, dù nhóm hàng gỗ, thủy sản vẫn giảm sâu so với cùng kỳ nhưng tháng 9, xuất khẩu hai mặt hàng này đã đạt con số cao nhất từ đầu năm. Đơn cử như xuất khẩu thủy sản tháng 9 đạt gần 850 triệu USD, dù vẫn thấp hơn so với cùng kỳ nhưng đây là tháng có doanh số cao hơn hẳn so với những tháng trước, cho thấy xu hướng tăng lên, thị trường đang dần khả quan hơn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường đạt mức đỉnh kể từ đầu năm. Kết quả đó là tín hiệu cho thấy thủy sản xuất khẩu đang trở lại đường đua và sẽ dần tăng tốc trong những tháng cuối năm.

"Với những dấu hiệu tích cực hơn từ thị trường Mỹ và Trung Quốc, dự báo xuất khẩu cá tra và tôm trong những tháng tới sẽ tiến triển tốt hơn. Theo đó, xuất khẩu cá tra có thể mang về 1,8-1,9 tỉ USD, xuất khẩu tôm ước đạt 3,6 tỉ USD và các mặt hàng hải sản sẽ đạt khoảng 3,5 tỉ USD. Dự báo tổng xuất khẩu thủy sản năm 2023 có thể đạt khoảng 9,1 - 9,2 tỉ USD", VASEP nhận định.

>>>Kết nối chuỗi liên kết nông sản ĐBSCL

>>>Hiện thực hóa trung tâm liên kết nông sản: Nhà nước “kiến tạo” không gian

Cùng tín hiệu tích cực này, nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng 9 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 19,54 tỷ USD, tăng 16,7%, đóng góp bởi giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; gạo 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%; cà phê 3,16 tỷ USD, tăng 1,9% và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4%.

nông sản 19,54 tỷ USD, tăng 16,7%, đóng góp bởi giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; gạo 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%...

9 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 19,54 tỷ USD, tăng 16,7%, trong đó nhóm hàng rau quả 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; gạo 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%...

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính giảm như cao su 1.335 USD/T, giảm 18,7%; Chè 1.711 USD/T, giảm 2,3%; Hạt điều 5.722 USD/T, giảm 4,5%; Hồ tiêu 3.309 USD/T, giảm 25,1%; sắn và sản phẩm từ sắn 420 USD/T, giảm 4,8%... Riêng giá gạo 553 USD/T, tăng 14%, có thời điểm lên đến gần 650 USD/T và cà phê 2.499 USD/T, tăng 9,9%.

Về thị trường, 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 18,71 tỷ USD, tăng 4,9%; châu Mỹ 8,73 tỷ USD, giảm 22,5%; châu Âu 4,17 tỷ USD, giảm 11,2%; châu Phi 809 triệu USD, tăng 18,8%; châu Đại Dương 570 triệu USD, giảm 18,6%. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường XK lớn nhất; giá trị XK sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8%; Hoa Kỳ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.

Trước thực tế này, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu...

Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Đồng thời, theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng phương án chuẩn bị hàng hóa, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước các dịp lễ cuối năm.

Tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ thông qua hệ thống tham tán thương mại, nông nghiệp tại các thị trường, các chuỗi phân phối bán lẻ trong nước đối với một số mặt hàng có sản lượng lớn khi vào vụ thu hoạch (vải, mít, chôm chôm, thanh long, chanh...). 

Có thể bạn quan tâm

  • LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ: Phát triển cụm liên kết chế biến nông sản, thực phẩm

    16:02, 27/09/2023

  • Ứng dụng công nghệ và đổi mới để tăng cường năng lực xuất khẩu nông sản Việt

    15:47, 27/09/2023

  • Kết nối chuỗi liên kết nông sản ĐBSCL

    01:00, 27/09/2023

  • Hiện thực hóa trung tâm liên kết nông sản: Nhà nước “kiến tạo” không gian

    02:53, 24/09/2023

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 20/09: Hiện thực hóa trung tâm liên kết nông sản

    04:34, 20/09/2023

  • Chính sách ưu đãi "hút" doanh nghiệp đầu tư Trung tâm liên kết nông sản vùng ĐBSCL

    07:14, 16/09/2023

  • Điểm yếu chế biến "kìm chân" chuỗi liên kết nông sản vùng ĐBSCL

    14:47, 15/09/2023

THY HẰNG