Đường sắt kết nối Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Mụ Giạ sẽ theo phương thức PPP

THY HẰNG 16/10/2023 00:30

Liên danh nhà đầu tư đề xuất dự án tuyến đường sắt Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Gia theo phương thức đối tác công tư (PPP) vừa được Bộ GTVT chấp thuận lập báo cáo nghiên cứu.

>>>Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Đầu tư mới hạ tầng thay vì cải tạo

Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận Liên danh Công ty Thương mại dầu khí Lào (Petroleum Trading Lao Public company – PTL Holding) và Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (Deo Ca group join stock company) là nhà đầu tư đề xuất dự án thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ theo phương thức PPP. 

tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ được quy hoạch dài 103km, khổ 1.435mm, lộ trình đầu tư giai đoạn đến 2030 và sau 2030. Dự án gồm 8 nhà ga với 1 ga chính, 7 ga trung gian và tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ được quy hoạch dài 103km, khổ 1.435mm, gồm 8 nhà ga với 1 ga chính, 7 ga trung gian.

Trước đó, liên danh này gửi văn bản đến Bộ GTVT đề nghị Bộ chấp thuận liên danh là nhà đầu tư lập đề xuất dự án tuyến đường sắt Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Gia theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Nhà đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ theo phương thức PPP, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Luật Đường sắt và quy định của pháp luật khác có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.

Bộ GTVT cũng yêu cầu nhà đầu tư khi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tận dụng tối đa kết quả nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật trước đây đối với dự án để bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.

Nhà đầu tư chịu mọi chi phí lập hồ sơ đề xuất dự án; Chi phí lập hồ sơ được xác định trên cơ sở dự toán được thẩm định, phê duyệt theo quy định; Các chi phí hợp pháp lập hồ sơ đề xuất dự án được tính trong tổng mức đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời chịu mọi rủi ro, chi phí, không được Nhà nước thanh toán một trong các trường hợp sau: Hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư đề xuất không được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo phương thức PPP; Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Dự án không lựa chọn được nhà đầu tư để triển khai dự án theo phương thức PPP.

Nhà đầu tư đề xuất phải nộp hồ sơ đề xuất dự án trước ngày 10/10/2024. Trường hợp quá thời hạn này, nhà đầu tư đề xuất không trình nộp hồ sơ bảo đảm theo quy định, được hiểu nhà đầu tư đề xuất không còn quan tâm nghiên cứu dự án.

>>>Cơ hội mới cho đường sắt Quảng Ninh

Bộ GTVT nhấn mạnh, việc lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức PPP và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Bộ GTVT vừa có văn bản chấp thuận Liên danh Công ty Thương mại dầu khí Lào (Petroleum Trading Lao Public company – PTL Holding) và Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (Deo Ca group join stock company) là nhà đầu tư đề xuất dự án thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ theo phương thức PPP.

Bộ GTVT chấp thuận Liên danh PTL Holding và Tập đoàn Đèo Cả thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ theo phương thức PPP.

Dự án đường sắt Việt - Lào, đoạn Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ thuộc tuyến đường sắt Viên Chăn - Vũng Áng, nằm trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, lộ trình đầu tư trước năm 2030.

Theo Quy hoạch này, tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ được quy hoạch dài 103km, khổ 1.435mm, lộ trình đầu tư giai đoạn đến 2030 và sau 2030. Dự án gồm 8 nhà ga với 1 ga chính, 7 ga trung gian và tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.

Đường sắt kết nối Lào và Việt Nam sẽ giúp tăng cường khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng Vũng Áng. Qua đó, giao thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng được tạo điều kiện phát triển, tăng cường kết nối khu vực và quốc tế. Khi đi vào hoạt động, dự án cũng tạo lợi thế rộng mở cho các doanh nghiệp Việt - Lào hợp tác phát triển các lĩnh vực nhiều tiềm năng như du lịch, dịch vụ.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đánh giá, đường sắt đoạn Mụ Giạ - Vũng Áng là dự án đặc biệt quan trọng, là một trong những ưu tiên của Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào được thể hiện trong quá trình triển khai các thoả thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước về phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng. Đồng thời, Đại sứ cũng đánh giá đây là dự án có nhiều khó khăn.

"Mong muốn của Chính phủ Lào là có sự kết nối, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi quan tâm đến các công trình giao thông gắn với biển để phát triển logistics và các dịch vụ khác. Đơn cử, Vũng Áng của Việt Nam là cảng biển gần Viêng Chăn nhất”, ông Chanthone Sitthixay, Chủ tịch PTL Holding chia sẻ. 

Có thể bạn quan tâm

  • Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Đầu tư mới hạ tầng thay vì cải tạo

    03:00, 15/10/2023

  • Cơ hội mới cho đường sắt Quảng Ninh

    12:00, 09/09/2023

  • Sớm triển khai tuyến đường sắt kết nối cảng biển

    03:00, 21/08/2023

  • Không để đường sắt “mắc kẹt”

    02:05, 02/08/2023

THY HẰNG