Nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Tây Bắc và kỳ vọng tháo gỡ "nút thắt" chuỗi nông sản

THY HẰNG 22/10/2023 11:06

Nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Tây Bắc vừa được chính thức đi vào hoạt động được xem là tín hiệu tích cực cho khâu chế biến – điểm yếu lớn nhất của chuỗi cung ứng nông sản.

>>>Điểm yếu chế biến "kìm chân" chuỗi liên kết nông sản vùng ĐBSCL

Nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Tây Bắc vừa được chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Sơn La do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Chế biến cà phê Sơn La. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho khâu chế biến – vốn là điểm yếu nhất của chuỗi cung ứng nông sản nói chung và cà phê nói riêng không chỉ vùng Tây Bắc mà cả nước nói chung. 

Nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Tây Bắc vừa được chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Sơn La do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Chế biến cà phê Sơn La.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham quan Nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Tây Bắc của Công ty Cổ phần Chế biến cà phê Sơn La.

Nhà máy Cà phê Sơn La được triển khai đầu tư xây dựng trong gần 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10/2023), với tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng, có quy mô đầu tư lớn, hiện đại, đồng bộ giữa dây chuyền sản xuất và hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn. Trong đó, 2 dây chuyền gồm công nghệ sát ướt sử dụng tiết kiệm nước, tuần hoàn và công nghệ sát khô kín, lọc bụi.

Đáng lưu ý, về khâu xử lý nước thải, chất thải, toàn bộ vỏ cà phê và các phụ phẩm trong quá trình chế biến sẽ được Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc (thuộc Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc - là đơn vị tham gia chuỗi cà phê bền vững) sử dụng công nghệ ủ lên men siêu tốc Bioway AT-6H (của Mỹ) xử lý thành phân bón hữu cơ thế hệ mới. Công nghệ này xử lý tất cả các chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh cao cấp, giàu dinh dưỡng.

Công ty CP chế biến cà phê Sơn La đã và đang thực hiện kế hoạch liên kết sản xuất và cung ứng cà phê bền vững gắn với tăng trưởng xanh đạt chứng nhận quốc tế (4C, RA, Organic và không gây mất rừng - EUDR) theo chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.

Kế hoạch giai đoạn 2023-2025, Công ty sẽ liên kết sản xuất và cung ứng cà phê bền vững gắn với tăng trưởng xanh với tổng diện tích khoảng 15.000 ha đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (4C, RA), sản lượng ước tính khoảng trên 30.000 tấn.

Giai đoạn 2026-2030: Liên kết sản xuất và cung ứng cà phê bền vững gắn với tăng trưởng xanh với tổng diện tích ổn định khoảng 13.200 ha đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (4C, RA, Organic và không gây mất rừng - EUDR), sản lượng ước tính khoảng trên 32.000 tấn. Phấn đấu sản phẩm đạt chứng nhận xanh.

>>>PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Bến Tre mong muốn doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến tôm

Trên thực tế, dù đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng chủ yếu vẫn đang xuất khẩu thô nhiều năm nay. Việt Nam cũng chưa có thương hiệu nào góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,78 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.293 USD/tấn.

việc khánh thành, đưa Nhà máy chế biến Cà phê Sơn La đi vào hoạt động là tín hiệu tích cực, là triển vọng sáng cho ngành cà phê mà đặc biệt là lĩnh vực chế biến cho mặt hàng tỷ đô.

 Nhà máy chế biến Cà phê Sơn La đi vào hoạt động là tín hiệu tích cực, là triển vọng sáng cho ngành cà phê mà đặc biệt là lĩnh vực chế biến cho mặt hàng tỷ đô.

Theo ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, tổng diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000 ha, nhưng thu hoạch chỉ khoảng 650.000 ha và chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp.

“Chúng ta chỉ đang phát triển phần ngọn và chưa quan tâm giải quyết phần gốc. Cần chung tay để liên kết chuỗi giá trị từ người sản xuất đến khâu cuối cùng”, ông Thái Như Hiệp nhấn mạnh.

Do đó, việc khánh thành, đưa Nhà máy chế biến Cà phê Sơn La đi vào hoạt động là tín hiệu tích cực, là triển vọng sáng cho ngành cà phê mà đặc biệt là lĩnh vực chế biến cho mặt hàng tỷ đô này tại Tây Bắc. Kỳ vọng đem lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư, giải quyết những vấn đề thách thức, bất cập trong quá trình phát triển cây cà phê.

Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình trồng cà phê, các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững. Gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, hướng phát triển trong tương lại, cần đặc biệt chú trọng câu chuyện hợp tác, liên kết có vai trò quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị bền vững ngành hàng cà phê. Hợp tác giữa bà con nông dân với nhau, liên kết giữa nông dân với hợp tác xã, với doanh nghiệp, giúp tổ chức lại sản xuất, giảm chi phí đầu vào, đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng, gắn kết với nhu cầu đa dạng của thị trường.

Hợp tác, liên kết sẽ giúp ngành hàng cà phê Sơn La tiếp cận “kinh tế trải nghiệm”, gắn kết tài nguyên bản địa với trải nghiệm văn hóa, lịch sử địa phương; chủ động thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng. Đáng chú ý gần đây, có tiêu chuẩn EUDR của châu Âu quy định về các sản phẩm nông sản không gây mất rừng, vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Cà phê Sơn La nói riêng và ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung. 

Có thể bạn quan tâm

  • Điểm yếu chế biến "kìm chân" chuỗi liên kết nông sản vùng ĐBSCL

    14:47, 15/09/2023

  • PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2023: Bến Tre mong muốn doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến tôm

    16:35, 28/06/2023

  • Thái Bình: Thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến nông sản

    02:54, 21/06/2023

  • Mục tiêu chương trình sâm Việt Nam sẽ khai thác 300 tấn/năm chế biến sâu

    23:23, 02/06/2023

  • Giải pháp đột phá đưa Tuyên Quang thành trung tâm sản xuất chế biến gỗ

    19:09, 21/03/2023

  • Doanh nghiệp FDI hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu

    09:56, 17/03/2023

  • Tây Nguyên đón thêm nhà máy chế biến trái cây gần 500 tỷ đồng

    07:27, 11/03/2023

THY HẰNG