Trăn trở vùng nguyên liệu tơ tằm

THY HẰNG 12/11/2023 03:00

Giá trị xuất khẩu tơ tằm năm 2022 của Việt Nam đạt 70 triệu USD/năm, tuy nhiên, phần lớn là tơ thô được xuất khẩu sang Ấn Độ, chiếm tỷ trọng hơn 90%.

>>>Nhiều cơ chế để bảo tồn và phát triển làng nghề

Theo ông Nguyễn Doãn Hùng, Trưởng phòng Khuyến nông Trồng trọt và Lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cả nước có khoảng gần 40.000 hộ nông dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Diện tích trồng dâu năm 2022 khoảng 13.200ha, sản lượng kén đạt hơn 16.800 tấn/năm, sản lượng tơ đạt khoảng 2.000 tấn/năm.

Giá trị xuất khẩu tơ tằm năm 2022 của Việt Nam đạt 70 triệu USD/năm, tuy nhiên, phần lớn là tơ thô được xuất khẩu sang Ấn Độ, chiếm tỷ trọng hơn 90%.

Giá trị xuất khẩu tơ tằm năm 2022 của Việt Nam đạt 70 triệu USD/năm, tuy nhiên, phần lớn là tơ thô được xuất khẩu sang Ấn Độ, chiếm tỷ trọng hơn 90%.

90% xuất khẩu tơ thô

Việt Nam hiện đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng tơ, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 70 triệu USD/năm. Tuy nhiên, phần lớn tơ thô của Việt Nam được xuất khẩu sang Ấn Độ, chiếm tỷ trọng hơn 90%. 

Theo đó, đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia chỉ rõ nhiều điểm nghẽn của ngành. Cụ thể, nghề trồng dâu nuôi tằm được thực hiện chủ yếu tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

"Hiện chưa có một quy hoạch tổng thể và chương trình phát triển dài hạn để hình thành các vùng nguyên liệu gắn với tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khâu trong sản xuất dựa vào thủ công", ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, mối liên kết giữa người sản xuất và người mua kén không chặt chẽ, thiếu tính bền vững. Điều này dẫn đến việc ngành dâu tằm tơ chủ yếu sản xuất kén, chế biến tơ thô để xuất khẩu nguyên liệu. 

Đơn cử, Lâm Đồng là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ, với diện tích trồng 8.500ha. Cùng với hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, 3 tỉnh Tây Nguyên chiếm gần 75% tổng diện tích trồng dâu trên cả nước. Vừa qua, một số tỉnh Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai đã quan tâm phát triển trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên, trên cả nước, chưa nhiều địa phương có chính sách phát triển riêng cho ngành dâu tằm tơ.

>>>Nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Tây Bắc và kỳ vọng tháo gỡ "nút thắt" chuỗi nông sản

Tiêu chuẩn…hình thành hệ sinh thái

Để giải quyết vấn đề, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, trong các văn bản tham mưu cho Chính phủ, Bộ đều nêu vấn đề cần quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu. Để khắc phục vấn đề này, các làng nghề cần chủ động trao đổi với chính quyền địa phương để xây dựng và phát triển các vùng trồng tại chính các địa phương.

Các ý kiến khác cũng đề xuất các tỉnh có vùng nguyên liệu sản xuất tơ tằm tập trung xây dựng các mô hình liên kết HTX, tổ hợp tác với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ tơ tằm. theo đó, cần hướng dẫn các hộ trồng tơ tằm trên cả nước tham gia vào mô hình liên kết, đẩy mạnh quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, cấp mã vùng trồng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu. Từ đó, hình thành hệ sinh thái cho ngành dâu tằm tơ, giúp phát triển thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước.

Hiện chưa có một quy hoạch tổng thể và chương trình phát triển dài hạn để hình thành các vùng nguyên liệu gắn với tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Hiện chưa có quy hoạch tổng thể và chương trình phát triển dài hạn để hình thành các vùng nguyên liệu tơ tằm gắn với tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành dâu tằm tơ phát triển nhanh, diện tích dâu tăng gần gấp đôi nhưng nguồn cung giống dâu vẫn đáp ứng đủ nhu cầu. Các giống dâu mới chọn tạo trong nước đã tỏ rõ tính ưu việt, góp phần hạn chế tình trạng sử dụng các giống không rõ nguồn gốc.

Từ thực tế này, ông Lê Quang Tú, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam đề xuất Bộ NN&PTNT xem xét chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển ngành.

Theo ông Tú, chỉ khi có một chiến lược bài bản, hoàn chỉnh, những giải pháp đồng bộ mới được triển khai, giúp người nông dân, doanh nghiệp vượt qua các thách thức về giống, vùng nguyên liệu, thị trường và đổi mới sáng tạo.

"Muốn có nguồn kén nguyên liệu đủ cho sản xuất, chúng ta cần đầu tư cho người nông dân thâm canh vườn dâu, đầu tư nuôi tằm tốt hơn nữa để tạo ra nguồn kén tốt nhất đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp tơ, dệt", ông Tú trăn trở.

Được biết, Bộ NN&PTNT hiện đang triển khai Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Ngành dâu tằm tơ, với bề dày truyền thống, lịch sử và dư địa xuất khẩu, cũng thuộc nhóm được nghiên cứu.

"Chuỗi giá trị dâu tằm tơ đang cần một chính sách khuyến khích tổng thể. Đó không chỉ là đa dạng chủng loại, mẫu mã, xúc tiến, quảng bá hình ảnh, hay nhân giống tằm, phát triển diện tích trồng dâu. Cần một chương trình tổng thể mới có thể gỡ rối được cho tơ tằm", ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn khẳng định.

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Lương Thanh Hạnh, Giám đốc HTX Dệt đũi Nam Cao, Thái Bình gợi mở, có thể cho du khách trải nghiệm dệt lụa, xây dựng không gian văn hóa, du lịch gắn với làng nghề, phát triển nhiều sản phẩm từ tơ tằm, dàn đủ phân khúc cho tập khách hàng để giúp đa dạng hoá nguồn thu cho những làng nghề sản xuất lụa tơ tằm.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều cơ chế để bảo tồn và phát triển làng nghề

    21:03, 09/11/2023

  • Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt và thách thức điều chỉnh tiêu chuẩn của EU

    11:00, 09/11/2023

  • Doanh nghiệp “bắt tay” thúc đẩy logistics cho nông sản

    02:30, 08/11/2023

  • Xuất khẩu nông sản vững vàng "giữ thành"

    15:21, 02/11/2023

  • Sơn La: Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

    08:25, 01/11/2023

  • Xuất khẩu nông sản Việt Nam tăng mạnh vào thị trường tỷ dân

    00:10, 24/10/2023

  • Phối hợp đa ngành đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

    11:30, 22/10/2023

THY HẰNG