Làm sao để tiếp thị hiệu quả trên Facebook và Google?
Các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam khi ngân quỹ không có nhiều thì các hoạt động quảng cáo như bài viết, quảng cáo trên truyền hình,... thông dụng của doanh nghiệp lớn là những thứ xa xỉ.
Digital marketing tiếp thị số ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh này. Các doanh nghiệp nhỏ chỉ còn lựa chọn duy nhất đó là quảng cáo trên Facebook và Google nhằm tiếp cận khách hàng. Theo thời gian và thói quen, dần dần các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể đánh đồng tiếp thị số là Facebook- Google và ngược lại.
Một kịch bản Facebook rất hay xẩy ra với các hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp thị số đó là cả hai doanh nghiệp quảng cáo cùng một phương pháp giống nhau. Ví dụ, hai doanh nghiệp trong quận 1 tại TP HCM cùng bán các phụ kiện điện thoại di động và cùng dùng FB ads để tiếp cận khách hàng . Doanh nghiệp A tiếp cận phân khúc hoàn toàn giống B về lứa tuổi, phạm vi địa lý,... và đang chi 20 triệu cho quảng cáo Facebook . Cũng tương tự như vậy doanh nghiệp B đang chi 25 triệu cho facebook. Cả hai doanh nghiệp đều quảng cáo tới phân khúc giống nhau vì hai doanh nghiệp có sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn trùng khít - không có sự khác biệt. Như vậy, khi quảng cáo giống nhau cùng một phương pháp cả hai doanh nghiệp đều không còn giá trị về quảng cáo nữa vì khách hàng đều biết tới họ. Toàn bộ số tiền marketing cho facebook đã bị lãng phí.
Kế tiếp hai doanh nghiệp suy nghĩ thấy Facebook không hiệu quả, thay vì tìm kênh khác, doanh nghiệp sẽ lại bỏ ra 30 triệu kỳ vọng vượt B . Nhưng điều gì sẽ xẩy ra khi doanh nghiệp B tháng sau sẽ bỏ ra 40 triệu. Cuộc chiến sẽ tiếp tục không ngừng nghỉ cho tới khi 1 trong 2 doanh nghiệp hoặc cả hai doanh nghiệp đều bị phá sản. Đây chính là một vấn đề khi doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào Facebook quảng cáo
Tương tự như vậy, quảng cáo trên Google dựa trên cơ chế Bidding và giá sẽ tăng lên rất nhiều khi có nhiều công ty trong cùng một n gành cùng quảng cáo trong một thời điểm cho cùng một loại sản phẩm và dịch vụ.
Cơ chế này tạo ra những hạn chế vô cùng nghiêm trọng về tiếp cận marketing. Ví dụ tại Việt Nam có 20 doanh nghiệp cùng bán tour đi Thái Lan và cùng sử dụng google quảng cáo. Điều đó có nghĩa là tất cả thông tin về 20 doanh nghiệp này đều được quảng cáo tới cùng một số lượng khách hàng quan tâm về tour Thái Lan. Như vậy, xét trên tổng thể, cả 20 doanh nghiệp này cùng mất tiền, cùng quảng cáo thì lợi ích tương đối với 20 doanh nghiệp là như nhau. Về phía khách hàng, khách hàng sẽ bị lãnh cảm do tiếp nhận quá nhiều thông tin về cùng một loại sản phẩm/ dịch vụ trong thời gian ngắn. Một bên chi phí tăng rất cao và một bên quảng cáo không hiệu quả dẫn tới quảng cáo rất nhiều nhưng rất khó bán được hàng.
Các hoạt động quảng cáo trên Facebook và Google cũng như đa phần các hoạt động marketiing có chung đặc điểm đó là chúng ta phải trả tiền trước nhưng không biết chắc có doanh số phát sinh từ những hoạt động đó không. Facebook và Google đều đưa ra những công cụ kiểm soát được các hoạt động marketing tuy nhiên câu hỏi quan trọng và khó nhất đó là có phát sinh doanh số hay không thì chưa được đo lường được đầy đủ và hệ thống. Doanh nghiệp cần quan tâm tới con số doanh số thay vì những con số như số lượng người tiếp cận, số lượt đọc quảng cáo,... Tất cả những con số đó đều vô nghĩa nếu không có hàng bán được.
Một vấn đề quan trọng tiếp theo đó là Facebook và Google hoàn toàn nắm trong tay họ 100 % về các dữ liệu. Liệu rằng các con số thống kê và chi tiết của các chiến dịch quảng cáo Facebook và Google có minh bạch hoàn toàn 100 % hay có bóp méo những dữ liệu đó. Câu trả lời nằm trong quyền quyết định của Facebook và Google. Chúng ta hoàn toàn không có số liệu của bên thứ 3 để kiểm chứng sự minh bạch.
Vấn đề cuối cùng đó là luật chơi nằm trong tay họ, Facebook và google. Các fanpage của Facebook đã chứng kiến những khoảng thời gian khi Facebook thay đổi thuật toán dẫn tới ảnh hưởng rất nhiều hiệu quả quảng cáo. Cũng tương tự như vậy Google thay đổi các thuật toán đánh giá các website về thứ hạng.
Google và Facebook là những công cụ mạnh và hiệu quả trong tiếp thị nói chung. Tuy nhiên chúng ta cần phải tỉnh táo nhận thức họ chỉ là một phần quan trọng của tiếp thị trong doanh nghiệp. Chiến lược marketing trong doanh nghiệp cần dựa vào cách tiếp cận hệ thống ví dụ sản phẩm và dịch vụ của các bạn có khác biệt không, các bạn có thực hiện online và offline song hành với nhau không, các bạn có thực hiện các chiến dịch chăm sóc khách hàng thay vì chỉ tiếp thị kéo khách hàng tới mua hàng, Các bạn có các công cụ như tổng đài, apps,... để phục vụ khách hàng hay không. Công nghệ luôn luôn mạnh mẽ tuy nhiên chúng ta cần sử dụng công nghệ thông minh để tránh phụ thuộc hoàn toàn vào chúng. Đừng bao giờ bỏ trứng chung một giỏ luôn luôn đúng trong kinh doanh.