Siết chặt nhập khẩu phế liệu
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 27 về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Hàng chục nghìn container phế liệu tồn đọng tại các cảng biển đã trở thành một hiện tượng báo động về môi trường buộc Chính phủ phải có những động thái quyết liệt.
Khởi tố 5 doanh nghiệp
Còn đối với việc xử lý hình sự, ngày 12/9 vừa qua, Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Tiến Lộc ký Quyết khởi tố vụ án hình sự về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” đối với Công ty TNHH một thành viên Hương Quỳnh Cẩm Hưng và Công ty cổ phần DFG (đều có trụ sở tại Hải Dương). Theo điều tra của Cục Hải quan Hải Phòng, năm 2016 và 2017, Công ty Hương Quỳnh Cẩm Hưng đã sử dụng văn bản thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu giả để nhập khẩu trái phép phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng.
Đối với Công ty cổ phần DFG, năm 2016, doanh nghiệp này đã làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và văn bản thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để nhập khẩu trái phép phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng.
Trước đó, ngày 17/7/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến Công ty TNHH dịch vụ xuất nhập khẩu Đức Đạt (Ninh Bình) do hành vi vi phạm “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. Đến nay, đã có 5 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu vi phạm nghiêm trọng đã bị khởi tố vụ án hình sự và đang mở rộng điều tra.
Loại doanh nghiệp “ăn theo”
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường không cấp mới Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với đơn vị nhập khẩu phế liệu để sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu; không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu; thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu trước khi phế liệu được nhập vào lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, bổ sung quy định về việc tạm dừng các hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiên quyết buộc tái xuất các lô hàng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào Việt Nam, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Tái xuất chất thải “đội lốt” phế liệu: Sẽ hết cảnh “mang con bỏ chợ”?
05:00, 21/09/2018
Tái xuất chất thải “đội lốt” phế liệu
11:00, 18/09/2018
Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu
18:53, 17/09/2018
Chính phủ nói gì về vấn đề nhập khẩu phế liệu?
19:10, 30/08/2018
Như vậy, Chỉ thị của Thủ tướng sẽ loại bỏ những doanh nghiệp ủy thác trong việc nhập khẩu phế liệu. Đường đi của phế liệu sẽ được bó hẹp lại.
Bởi, tính đến hết tháng 5/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 242 Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Trong đó, có 139 Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường được cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp sản xuất, số còn lại cấp cho doanh nghiệp nhận ủy thác.