Bất ngờ: Vỏ tôm có thể mang về cho nền kinh tế 3 tỷ USD
Ngành xử lý phụ phẩm tôm mỗi năm có thể mang về 3 tỷ USD cho Việt Nam.
Trình bày tham luận tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và giải pháp nâng cao giá trị ngành phụ phẩm tôm Việt Nam” do Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP.Cần Thơ tổ chức vào chiều ngày 3/10, ông Phan Thanh Lộc - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam Food (VNF) cho biết: Trong protein của phụ phẩm tôm có chứa nhiều carotenoid, chủ yếu là astaxanthin; hệ enzyme, nhất là protease có hoạt tính cao… là nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong vỏ tôm có chứa đến 27% chitin là nguyên liệu để sản xuất chitin/chitosan, nanobac chitosan,… là những sản phẩm có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
Châu Á sẽ là thị trường tiêu thụ mới nổi của ngành tôm Việt Nam
02:21, 30/08/2017
Ngành tôm còn nhiều dư địa để "bứt phá"
11:33, 13/06/2017
Ngành tôm Việt Nam gặp khó về con giống
05:27, 23/05/2017
Mô hình doanh nghiệp xã hội ngành tôm
20:03, 11/02/2017
Ngành tôm Việt Nam: Tư duy chuỗi đầu tư
00:00, 21/08/2014
Các quốc gia có ngành công nghiệp phát triển như Iceland, Nauy đã xử lý được trên 80% phụ phẩm thủy sản để mang về hàng tỷ USD cho nền kinh tế từ những thứ tưởng chừng bỏ đi này. Tỷ lệ xử lý phụ phẩm càng cao, chất thải sẽ càng ít cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam chỉ riêng phụ phẩm tôm mỗi năm đã hơn 300.000 tấn nhưng chỉ mới xử lý được 40% với một số sản phẩm giản đơn, giá trị thấp; 60% còn lại dùng làm thức ăn gia súc dạng thô hoặc phải bỏ đi rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
Với chiến lược phát triển ngành tôm của Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2025 Việt Nam phấn đấu xuất khẩu sản phẩm tôm đạt kim ngạch 10 tỷ USD. Để đạt mục tiêu trên thì sản lượng tôm phải đạt trên 1 triệu tấn, khi đó phụ phẩm tôm có thể lên hơn 500.000 tấn vỏ, đầu tôm phải xử lý. Nếu chúng ta có nhiều nhà máy xử lý phụ phẩm hiện đại thì mỗi năm có thể mang về cho nền kinh tế từ 1-3 tỷ USD từ nguồn phụ phẩm này.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Nguyễn Mạnh Dũng - Nguyên Trưởng phòng Phát triển thị trường nông sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết: “Có thể nói phụ phẩm tôm hiện đang là nỗi ám ảnh của nhiều cơ sở chế biến tôm nóiriêng và chế biến thủy sản nói chung do bị phân hủy tự nhiên gây ô nhiễm môitrường trầm trọng, nhưng nếu biết tận dụng để chế biến thì đó là một nguồnnguyên liệu quý, một “mỏ vàng” cho ngành chế biến tạo ra các sản phẩm sinh học”.