Ngành thực phẩm và đồ uống dự báo đến năm 2020 tăng 10,9%

Nguyễn Việt 09/11/2019 05:05

Theo ước tính của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ hàng năm của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh đến năm 2020 với mức tăng trung bình 10,9%/năm nhờ thu nhập người dân cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn sẽ chiếm lĩnh thị hiếu tiêu dùng.

ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP.

Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP.

Trong khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 9, 66% các doanh nghiệp tham gia khảo sát tự tin rằng họ sẽ tăng trưởng trong mức doanh thu và lợi nhuận trong năm nay, chỉ có 27% cho rằng tăng trưởng dưới 10% và 7% cho rằng kết quả kinh doanh không thay đổi so với năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống

    Cơ hội xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống

    14:38, 06/11/2019

  • Mr Bean – Thương hiệu đồ uống số 1 Singapore và câu chuyện tại Việt Nam

    Mr Bean – Thương hiệu đồ uống số 1 Singapore và câu chuyện tại Việt Nam

    10:55, 27/08/2019

  • Tetra Pak trở thành công ty đầu tiên ra mắt ống hút giấy cho đồ uống đóng hộp tại châu Âu

    Tetra Pak trở thành công ty đầu tiên ra mắt ống hút giấy cho đồ uống đóng hộp tại châu Âu

    14:40, 20/07/2019

  • ThaiBev muốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài đồ uống tại Việt Nam

    ThaiBev muốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài đồ uống tại Việt Nam

    08:00, 26/06/2019

Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch và đồ uống có lợi cho sức khỏe sẽ có nhữngbước chuyển tích cực trong tất cả các phân khúc đi kèm với sự dịch chuyển lên nhóm hàng thực phẩm có giá trị cao trong tương lai, hứa hẹn cơ hội tăng trưởng mạnh cho các công ty thực phẩm sạch và thức uống có lợi cho sức khỏe.

Theo khảo sát trong tháng 9/2019, 46% các chuyên gia nhận định rằng sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thiên nhiên và 36% nhận định rằng sản phẩm tiện lợi, sản phẩm khác lạ cho giới trẻ sẽ là những xu hướng chính của các dòng sản phẩm trên thị trường trong thời gian tới.

Khảo sát tại Hà Nội và TP HCM vào tháng 9/2019 của Vietnam Report cho thấy ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi mua các sản phẩm thực phẩm-đồ uống đó là thành phần dinh dưỡng đầy đủ (tỷ lệ phản hồi hơn 60%), tiếp đến là sản phẩm có nguồn gốc Organic (tỷ lệ trên 51%).

Với các tiềm năng trên, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp ngoại với hàng loạt các thương vụ chuyển giao, mua bán-sáp nhập giữa doanh nghiệp ngoại và các đơn vị trong nước.

Điển hình là các thương vụ CJ Group (Hàn Quốc) mua 65% cổ phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Minh Đạt và mua hơn 47% cổ phần của Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; Earth Chemical (Nhật Bản) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Á Mỹ Gia; Daesang Corp (Hàn Quốc) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Thực phẩm Đức Việt;...

Khi các doanh nghiệp nước ngoài tích cực có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nội khi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này còn yếu, đòi hỏi phải có sự nỗ lực trong việc đổi mới, thích nghi để hòa vào “sân chơi” thương mại chung. Theo đó, cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng xu hướng thị hiếu tiêu dùng, điều quan trọng hơn với các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống là phải gia tăng chất lượng sản phẩm ngay từ các khâu trong chuỗi sản xuất.

Nguyễn Việt