Nỗ lực giải tỏa ùn tắc hàng hóa nhưng không coi nhẹ phòng chống dịch

Nguyễn Việt 22/03/2020 13:30

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, bắt đầu đã dẫn đến tình trạng ùn ứ.

Tính đến hết ngày 19/3, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.141 xe, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn đã là 1.068 xe, chủ yếu là thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít. Đến nay, hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đã và đang dần khôi phục.

hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đã và đang dần khôi phục. lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, bắt đầu đã dẫn đến tình trạng ùn ứ.

Hoạt động thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đang dần khôi phục. Tuy nhiên, lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc ngày càng nhiều, bắt đầu đã dẫn đến tình trạng ùn ứ.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc, từ ngày 5/2 đến hết ngày 19/3, lượng xuất khẩu hàng hóa các loại qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc là 24.345 xe, trong đó Lạng Sơn 10.860 xe, Lào Cai 10.665 xe, Quảng Ninh  1.482 xe, Hà Giang 956 xe, Lai Châu 310 xe, Cao Bằng 72 xe. Lượng nhập khẩu hàng hóa các loại 23.265 xe, trong đó Lạng Sơn 12.589 xe, Lào Cai 6.770 xe, Quảng Ninh 3.882 xe, Cao Bằng 16 xe, Lai Châu 8 xe.

Thông quan chậm vì phải kiểm dịch y tế

Tuy nhiên, năng lực thông quan tại các cửa khẩu vẫn còn hạn chế, như tại cửa khẩu Tân Thanh, trung bình mỗi ngày chỉ xuất khẩu được từ 130 - 150 xe, trong đó sang tải hàng hóa chỉ đạt 50%, số còn lại phải tồn lại tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Pò Chài - Trung Quốc, nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc vẫn còn thiếu.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu găp khó vì nhiều đơn hàng bị hoãn, giãn, huỷ

    12:21, 21/03/2020

  • Xuất khẩu gạo "lên ngôi", mừng hay lo?

    02:27, 21/03/2020

  • Thái Tuấn cung cấp nguyên liệu sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn

    08:30, 20/03/2020

  • EU đóng cửa biên giới, xuất khẩu Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao?

    03:25, 20/03/2020

  • [COVID-19] Việt Nam chính thức xuất khẩu Kit thử virus SARS-CoV-2

    11:20, 17/03/2020

  • Rộng đường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Châu Âu

    11:00, 13/03/2020

  • Đồng bằng sông Cửu Long đủ gạo cung ứng cho cả nước và xuất khẩu

    06:49, 09/03/2020

Hàng hóa mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do bắt buộc phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, đặc biệt khi hiện nay phía Trung Quốc đang tăng cường công tác kiểm soát đối với người và phương tiện vận tải của Việt Nam khi diễn biến tình hình dịch bệnh của ta đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn.

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa sang thị trường Trung Quốc qua các tỉnh biên giới phía Bắc đang được thực hiện theo đúng quy trình phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 808/VPCP-KTTH ngày 5/2/2020, công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12/2/2020 và công văn số 829/BYT-MT ngày 21/2/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn kiểm dịch y tế biên giới phòng chống COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Tất cả các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên tuyến biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc đã được hai nước công nhận và 3 cửa khẩu phụ, lối mở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12/2/2020 đã được thực hiện xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, gồm 7/7 cửa khẩu quốc tế là Móng Cái (Quảng Ninh) Hữu Nghị (Lạng Sơn), Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), Thanh Thủy (Hà Giang), Lào Cai, Ga Lào Cai, Kim Thành (Lào Cai). 4/7 cửa khẩu chính là Hoành Mô (Quảng Ninh), Chi Ma (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Ma Lù Thàng (Lai Châu). 3/17 cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là  Tân Thanh, Cốc Nam tỉnh Lạng Sơn, lối mở Km3+4 tỉnh Quảng Ninh.

Tại các địa phương có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai, UBND các tỉnh đã sớm thiết lập quy trình “vùng đệm”, theo đó sử dụng địa điểm thuộc khu vực cửa khẩu để làm khu vực cách ly. Lái xe Việt Nam đưa xe vào vùng đệm này, lái xe do Ban Quản lý cửa khẩu bố trí sẽ đưa xe qua bên kia biên giới giao hàng cho người nhận Trung Quốc, sau đó đánh xe về lại vùng đệm, tiến hành tiêu độc khử trùng vào giao xe lại cho lái xe Việt Nam. Lái xe và người bốc xếp của Ban Quản lý cửa khẩu ở lại trong vùng đệm, không vào nội địa.

Doanh nghiệp chủ động tránh gây ùn ứ

Trước tình hình đó, ngày 20/3, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc thông tin về diễn biến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các tỉnh biên giới phía Bắc, đồng thời đề nghị thực hiện một số khuyến nghị.

Thứ nhất, theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương cũng như các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc trong việc triển khai đúng và đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa;

Thứ ba, triển khai thực hiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với Trung Quốc nhằm tận dụng tốt cơ hội thị trường khi phía Trung Quốc phục hồi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng khi đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Thứ tư, tiếp tục khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp dịch vụ logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp có kho lạnh hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông, thủy sản và trái cây thông qua việc ưu tiên bảo quản các loại trái cây đã chính vụ thu hoạch đang chờ xuất khẩu. Và trong khả năng của mình, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa.

Đối với tuyến phía Tây và phía Tây Nam, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, cả Việt Nam, Lào và Campuchia đã bắt áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn tại cửa khẩu biên giới đất liền, hạn chế và thậm chí ngừng hẳn việc cho phép công dân qua lại biên giới. Từ đây, đã bắt đầu phát sinh hiện tượng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu ở các tỉnh giáp biên giới với Lào và Campuchia.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản gửi Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đề nghị giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng quy trình về kiểm dịch y tế đối với người và phương tiện vận tải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không để thống nhất áp dụng trên toàn quốc theo hướng đảm bảo yêu cầu của phòng chống dịch bệnh nhưng không gây ảnh hưởng quá mức cần thiết đến lưu thông hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, giao UBND các tỉnh biên giới phía Tây, Tây Nam làm việc với chính quyền địa phương phía bạn để thống nhất áp dụng ngay sau khi có quy trình thống nhất.

Trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, các địa phương, doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan cần đặt ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho nhân dân và người lao động. Không vì sức ép giải tỏa ùn tắc, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa mà coi nhẹ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Nguyễn Việt