Xã hội hóa truy xuất nguồn gốc

Phạm Lê Cường – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Lê Hà ghi) 20/07/2019 05:00

Việt Nam có rất nhiều sản phẩm không có truy xuất nguồn gốc, đây đang là vấn đề rất “nóng” không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước trên thế giới.

Ngoài ra, các sản phẩm có dán tem truy xuất, mã QRcode nhưng đây mới chỉ xác định được xuất xứ chứ không phải truy xuất nguồn gốc.

Doanh nghiệp khi thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thường gặp phải các vấn đề như sau hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng theo tiêu chuẩn nào; cách thức truy xuất có hiệu quả hay không; Tính bảo mật như thế nào? Việc kết nối hệ thống truy xuất có được đảm bảo hay không...

Theo cách quản trị mới phải có bên thứ 3 tham gia vào quá trình truy xuất hàng hóa sẽ tạo ra sự khách quan, minh bạch hơn. Hiện nay có một số văn bản của Chính phủ liên quan đến truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/01/2019 về việc khuyến khích các doanh nghiệp xã hội hóa tham gia việc truy xuất nguồn gốc. Đây là hoạt động cần được đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích phát triển tới các ngành nghề.

Phạm Lê Cường – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Lê Hà ghi)