Xuất khẩu nông sản thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu tập trung
Là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhiều năm, tôi nhận thấy hiện nay Việt Nam đang thiếu trầm trọng nguồn cung cho thị trường nông sản.
Mặc dù là nước có thế mạnh về nông nghiệp, diện tích đất đai trải dài tại các tỉnh, song hiếm thấy có khu quy hoạch sản xuất tập trung ở các địa phương.
Với VIFOCO, ngoài thị trường trong nước, mỗi năm VIFOCO cung ứng khoảng 4000- 5000 tấn nông sản đi các nước, doanh nghiệp rất khó khăn khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào.
Đặc biệt, để giữ được mối bạn hàng, VIFOCO phải ký hợp đồng cung ứng nguyên liệu tại các tỉnh miền núi phí bắc như Sơn La, Yên Bái, Lai Châu và Hoà Bình.
Chỉ đơn giản là mặt hàng bí đỏ, khoai tây, khoai lang, ngô và các loại rau ăn lá nhưng phải công ty đi gom tại các tỉnh xa xôi, cộng thêm nhiều chi phí phát sinh vận chuyển tốn kém.
Mặt khác, để đảm bảo đơn hàng cho đối tác, VIFOCO đã đầu tư rất nhiều kinh phí cho hệ thống dây truyền sơ chế và bảo quản.
Chẳng hạn như sản phẩm khoai tây một năm chỉ có 2 vụ, mỗi vụ 2 tháng nhưng chúng tôi phải bảo quản bằng hệ thống máy móc dây truyền hiện đại mới giữ được từ 3-5 tháng.
Trong đó, hầu hết doanh nghiệp của là Việt Nam là doanh nghiệp SME không đủ vốn để đầu tư máy móc.
Có thể bạn quan tâm
Tạo chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất, tiêu thụ nông sản
15:01, 25/12/2019
Doanh nghiệp góp ý đẩy mạnh liên kết phát triển nông sản vùng kinh tế Bắc Bộ
11:00, 22/12/2019
Hà Nội kết nối nông sản an toàn Tiền Giang
09:25, 13/12/2019
Phải nhanh chóng kéo giảm chi phí logistics cho nông sản
15:46, 10/12/2019
Xuất khẩu nông sản nhiều nhưng sao nông dân chưa giàu?
13:53, 10/12/2019
Ô nhiễm nguồn nước từ chế biến nông sản
05:00, 07/12/2019
Thực trạng này thấy rõ ở thị trường tiêu thụ trong nước, cụ thể như tại các chợ và siêu thị, hầu hết nguồn cung được đưa lên của các bà con nông dân địa phương hoặc từ trang trại hợp tác xã, có rất ít hoặc hiếm thấy vùng canh tác sản xuất tập trung ở mỗi tỉnh thành.
Chúng tôi luôn đặt câu hỏi là hiện nay nền khoa học công nghệ đã phát triển, tại sao Bộ Nông nghiệp và các ban ngành không có cơ chế đặc thù để khuyến khích phát triển khu nuôi trồng...?
Đây không chỉ là những trăn trở lớn của doanh nghiệp xuất khẩu mà nó còn là rào cản chính của ngành nông sản Việt Nam. Vì hiện nay thuế xuất cho nông sản được tính bằng không, nhưng cam go nhất là không có nguồn để xuất khẩu.
Do vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cũng như chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đẩy mạnh công tác quy hạch vùng nuôi trồng nguyên liệu, đặc biệt là các khu sản xuất, nuôi trồng nông sản tập trung để phục vụ nguồn cung cho thị trường xuất khẩu.
Điều này không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương mà còn là bệ đỡ cho ngành nông sản Việt Nam phát triển bền vững.