Nâng cao năng lực cho lao động ngành công nghiệp vi mạch

Ông Mai Anh Tuấn – Giám đốc Phòng thí nghiệm MEMs/NEMs (Viện Ứng dụng Công nghệ-NACENTECH): 05/03/2020 08:15

Công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là một trong những gót chân “Achilles” của nền công nghiệp điện tử Việt Nam.

Hiện nay, mọi thứ đang tốt dần lên khi Chính phủ dành hẳn một chương trình hỗ trợ cho nền công nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp trong nước dần bắt kịp với chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, với lợi thế về lao động trẻ trong nước cũng như hàng trăm ngàn lao động với tay nghề cao ở nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có thể hồi hương khi công việc tại Việt Nam phù hợp với năng lực và thu nhập ổn định. Nhờ đó, ngành công nghệ phụ trợ cho công nghiệp bán dẫn, vi mạch như khí, chân không, hóa chất và khoa học vật liệu đang có những thuận lợi mới.

Tuy nhiên, dù ý thức sản xuất của người lao động Việt Nam đã được cải tiến rõ rệt, nhưng lực lượng lao động của chúng ta cần phải thay đổi nhanh chóng hơn để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền công nghiệp trong tình hình mới. Bởi thực tế, mỗi năm chúng ta có trên 100 ngàn kỹ sư tốt nghiệp, con số này còn kém xa với yêu cầu và dự kiến ngày càng thiết hụt trong 5 năm tới đây. Vì vậy, bên cạnh giáo dục đại học và sau đại học, chúng ta cũng cần phải chú trọng vào việc đào tạo nghề và thực tập sinh dựa trên những yêu cầu của công nghiệp.

Hoài Anh ghi

Ông Mai Anh Tuấn – Giám đốc Phòng thí nghiệm MEMs/NEMs (Viện Ứng dụng Công nghệ-NACENTECH):