Chuyện ngôi nhà cổ và lão nông 2 lần từ chối bán nhà cho Ngô Đình Diệm

Nguyễn Hoàng 17/02/2018 06:30

“Hồi còn sống ông nội tui kể: Bữa nớ buổi trưa, Tri huyện Tiên Phước Phạm Xuân Chánh dẫn đầu đoàn người ngựa đưa Thượng thư Ngô Đình Diệm đến nhà và bảo Cụ Thượng muốn mua căn nhà này. Lập tức ông nội tui nghiêm mặt và chỉ câu đối giữa nhà và không nói gì thêm” - ông Nguyễn Đình Hoan, chủ nhân đời thứ tư của căn nhà cổ gần 200 năm tuổi ở làng Lộc Yên, huyện Tiên Phước kể lại lời cha mình là cụ Huỳnh Anh từ chối khi Ngô Đình Diệm đến mua căn nhà…

Câu chuyện Ngô Đình Diệm từng 2 lần nhờ chính quyền địa phương đương thời mai mối mua cho bằng được ngôi nhà cổ Huỳnh Anh ở làng Lộc Yên, huyện Tiên Phước bất thành bởi bởi chủ nhân căn nhà cổ vô giá là cụ Huỳnh Anh thẳng thừng từ chối không bán cho dù có cả núi tiền.

Ông Nguyễn Đình Hoan, chủ nhân đời thứ tư của căn nhà cổ gần 200 năm tuổi ở làng Lộc Yên, huyện Tiên Phước kể lại lời cha mình là cụ Huỳnh Anh từ chối khi Ngô Đình Diệm đến mua căn nhà.

Ông Nguyễn Đình Hoan, chủ nhân đời thứ tư của căn nhà cổ gần 200 năm tuổi ở làng Lộc Yên, huyện Tiên Phước kể lại lời cha mình là cụ Huỳnh Anh từ chối khi Ngô Đình Diệm đến mua căn nhà.

Trong ký ức của mình, ông Hoan vẫn còn nhớ lời người cha mình là ông Huỳnh Anh kể lại cha ông đã từng bị chính quyền địa phương lúc đương thời o ép buộc phải bán căn nhà cổ vô giá cho Ngô Đình Diệm. Nhưng với chí khí kiên cường của người Quảng, cha ông đã 2 lần thẳng thừng từ chối.

Trong trí nhớ của mình về những thăng trầm bể dâu của thời tao loạn mà cha ông kể lại đó là vào năm 1939 lúc đó ông Ngô Đình Diệm là thượng thư triều đình Huế vào Quảng Nam chơi với anh mình là tổng đốc Ngô Đình Khôi. Khi nghe kể về căn nhà cổ đẹp của cụ Huỳnh Anh nên tìm đến xem và nhờ chính quyền địa phương đương thời hỏi mua với giá cao.

Nhưng đường nét chạm trổ trong ngôi nhà cổ vô giá.

Nhưng đường nét chạm trổ trong ngôi nhà cổ vô giá.

Cụ Nguyễn Huỳnh Anh kể lại: "Hôm đó buổi trưa. Tri huyện Tiên Phước Phạm Xuân Chánh dẫn đầu đoàn người ngựa đi trước. Thượng thư Ngô Đình Diệm đi sau. Đến nhà, Ông Chánh bảo: Cụ thượng muốn mua lại căn nhà! Cha tui thẳng thừng từ chối và chỉ cho cả đoàn người câu đối treo trên cột và không nói gì!".

“Sau khi bị từ chối, ngay buổi trưa hôm đó Ngô Đình Diệm nghỉ trên bộ phản bằng gỗ lim đặt trong nhà đã lên nước đến nay vẫn còn. Đến năm 1960, khi lên làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm lại một lần nữa nhờ chính quyền địa phương đương thời tìm đủ mọi cách o ép cha tui bán ngôi nhà để yên thân. Nhưng cha tui thẳng thừng nói một câu: "Thà chết còn hơn bán hương hoả ông bà"-Cụ Hoan kể lại.

Khi anh em Diệm - Nhu bị lật đổ, cụ Huỳnh Anh, chủ nhân ngôi nhà cổ vô giá mới được yên thân. Đến bây giờ câu đối khảm xà cừ nhốm màu thời gian vẫn vẹn nguyên trên bài vị được đặt trang trọng trên gian thờ giữa căn nhà. Nét chữ thanh thoát được ông Hoan đọc từng chữ rồi dịch nghĩa: "Tôn công nhật nguyệt trường/ Tổ đức càn khôn đại" (tạm dịch: Công của dòng giống dài như mặt trời/ Đức của tổ tiên rộng lớn như trời).

Toàn cảnh ngôi nhà

Toàn cảnh ngôi nhà

Còn hai câu đối đặt trang trọng nơi hai cột chính giữa gian thờ vẫn vẹn nguyên chí khí người Quảng được hun đúc qua bao thế hệ cháu con mà sinh thời Cụ Cửu phẩm Bá hộ Nguyễn Đình Hoằng lưu lại. Ông Hoan đưa tay chỉ và đọc rồi giải nghĩa: “Nhất sanh trì thủ trọng can trường/Bách tải triệu bằng bồi phước trạch (tạm dịch: Một đời sanh ra gìn giữ đạo can trường/Trăm năm giữ gìn nền móng).

Đến bây giờ ngôi nhà cổ vô giá Huỳnh Anhlàng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước Quảng Nam trở thành điểm đến cho những người mê nhà cổ khắp nơi tìm về nhìn ngắm nét cổ kính dưới bàn tay tài hoa của những người thợ làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành huyện Phú Ninh xây dựng vào năm 1850.

Ngôi nhà cổ kính nằm bên lưng chừng đồi giữa vườn cây trái nhìn ra cánh đồng lúa xanh ngắt. Đây là ngôi nhà cổ vô giá được gìn giữ qua bao thế hệ cháu con vẫn trường tồn mặc thời gian.

Có lẽ trước khi xây dựng ngôi nhà bằng gỗ, cụ Cửu phẩm Bá hộ Nguyễn Đình Hoằng  đã muốn lưu lại cho cháu con hậu thế với ước mơ trường tồn thể hiện chí khí của người Quảng Nam mang tư tưởng Nho học.

Chính khát vọng và ước mong trường tồn ấy mà căn nhà gỗ của cụ Cửu phẩm Bá hộ Nguyễn Đình Hoằng trường tồn đến hôm nay trãi qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, chiến tranh loạn lạc nhưng vẫn vẹn nguyên.

Theo tài liệu của Trung tâm bảo tồn di tích Quảng Nam ghi nhận: Chủ nhân đầu tiên của căn nhà là cụ Cửu phẩm Bá hộ Nguyễn Đình Hoằng xây dựng vào năm 1850. Thời gian làm mất 3 năm, riêng phần chạm trổ đã mất đến 26 tháng, do thợ mộc Văn Hà- một làng mộc nổi tiếng ở Tam Thành, Tam Kỳ với phong cách khác hẳn mộc Kim Bồng (Hội An) xây dựng. 

Nhìn đường nét chạm trổ của tay tài hoa những nghệ nhân làng mộc Văn Hà vẫn còn lưu lại trên gỗ với những đường nét chạm trổ tinh xảo mà cho dù thời hiện đại với máy móc vẫn khó đạt được sự tinh xảo qua từng đường chạm trổ kỳ công trên những xuyên trính, vì kèo…

Nơi căn nhà cổ vô giá ấy vẫn còn lưu lại bộ phản gỗ lim, cặp trường kỷ, bức hoành phi…như nhắc lại một thời hào phú của tiên tổ được cháu con gìn giữ đến tận hôm nay.

Ở nơi làng cổ Lộc Yên không chỉ có ngôi nhà cổ Huỳnh Anh mà rải rác quanh ngọn núi nhỏ nơi làng cổ này vẫn còn hàng chục ngôi nhà cổ khác có tuổi đời hàng trăm năm vẫn vẹn nguyên và được gìn giữ đến tận hôm nay mặc cho chiến tranh mặc cho dâu bể của thời gian.

Đây là ngôi làng cổ duy nhất đến nay vẫn còn tồn tại nơi miền sơn cước Quảng Nam đang được hậu thế cháu con của quê hương cụ Huỳnh Thúc Khánh gìn giữ.

Một số hình ảnh ngôi nhà 2 lần từ chối bán cho Ngô Đình Diệm:

Chính khát vọng và ước mong trường tồn ấy mà căn nhà gỗ của cụ Cửu phẩm Bá hộ Nguyễn Đình Hoằng trường tồn đến hôm nay trãi qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, chiến tranh loạn lạc nhưng vẫn vẹn nguyên.

Chính khát vọng và ước mong trường tồn ấy mà căn nhà gỗ của cụ Cửu phẩm Bá hộ Nguyễn Đình Hoằng trường tồn đến hôm nay trãi qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, chiến tranh loạn lạc nhưng vẫn vẹn nguyên.

Nơi căn nhà cổ vô giá ấy vẫn còn lưu lại bộ phản gỗ lim, cặp trường kỷ, bức hoành phi…như nhắc lại một thời hào phú của tiên tổ được cháu con gìn giữ đến tận hôm nay.

Căn nhà cổ vô giá vẫn còn lưu lại bộ phản gỗ lim, cặp trường kỷ, bức hoành phi…như nhắc lại một thời hào phú của tiên tổ được cháu con gìn giữ đến tận hôm nay.

Đây là ngôi làng cổ duy nhất đến nay vẫn còn tồn tại nơi miền sơn cước Quảng Nam đang được hậu thế cháu con của quê hương cụ Huỳnh Thúc Khánh gìn giữ.

Đây là ngôi làng cổ duy nhất đến nay vẫn còn tồn tại nơi miền sơn cước Quảng Nam đang được hậu thế cháu con của quê hương cụ Huỳnh Thúc Khánh gìn giữ.

ngôi nhà cổ vô giá Huỳnh Anh ở làng Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước Quảng Nam trở thành điểm đến cho những người mê nhà cổ khắp nơi tìm về nhìn ngắm nét cổ kính dưới bàn tay tài hoa của những người thợ làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành huyện Phú Ninh xây dựng vào năm 1850.

Ngôi nhà cổ trở thành điểm đến cho những người mê nhà cổ khắp nơi tìm về nhìn ngắm nét cổ kính dưới bàn tay tài hoa của những người thợ làng mộc Văn Hà, xã Tam Thành huyện Phú Ninh xây dựng vào năm 1850.

Nguyễn Hoàng