2020 - Doanh nhân Việt kỳ vọng gì?
Bước vào năm mới 2020, dù vẫn còn những khó khăn buộc doanh nghiệp phải vượt qua song cộng đồng các doanh nghiệp vẫn kỳ vọng nhiều khởi sắc...
Năm 2019, Chính phủ coi khu vực tư nhân là một trong những động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế (đóng góp 40% GDP của nền kinh tế). Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện cũng đang phát triển rất nhiều. Cùng lắng nghe những chia sẻ của các doanh nhân - những người “chèo lái con thuyền” doanh nghiệp về kỳ vọng cho năm tới.
Dòng vốn sẽ chuyển biến tích cực
Chúng tôi kỳ vọng năm 2020 sẽ là một năm chuyển biến tích cực cho thị trường chứng khoán (TTCK), khi Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính phủ cần có những chính sách thiết thực khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn tốt gia nhập thị trường. Thứ nhất, giúp doanh nghiệp minh bạch hoá các thông tin, hoạt động, tạo ra nguồn cung dồi dào và nâng hạng thị trường. Thứ hai, tạo ra cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn lại năm 2019, TTCK Việt Nam vẫn chưa có sự tăng trưởng rõ ràng, lên xuống bấp bênh theo từng phiên. Mặc dù về mặt chỉ số có tăng hơn so với 2018 trên cả hai sàn, nhưng tính thanh khoản ước giảm khoảng 30%, trung bình 4600 tỷ/ phiên.
Tôi cho rằng nguyên nhân chính do tác động từ thương chiến Mỹ - Trung, tâm lý nhà đầu tư còn yếu. Thị trường đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải tìm các biện pháp nhằm quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tâm lý nhà đầu tư tới các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, trong đó có chính sách tài chính.
Có thể bạn quan tâm
[CẢM XÚC XUÂN] Con đường... doanh nhân!
15:00, 24/01/2020
Doanh nhân Việt và niềm tin trước thềm năm mới
04:58, 24/01/2020
[Triển vọng ngành 2020] Những “gã khổng lồ” bán lẻ và tiêu dùng loay hoay với câu chuyện tăng trưởng
10:59, 24/01/2020
Công ty chứng khoán kỳ vọng hỗ trợ vốn doanh nghiệp trong năm 2020
15:06, 23/01/2020
Cổ phiếu hai “ông lớn” ngành bia sẽ ra sao trong năm 2020?
12:26, 23/01/2020
“Lướt sóng” cổ phiếu năm 2020
11:00, 23/01/2020
Nghị quyết 02/2020: Cơ hội cho doanh nghiệp bứt phá
05:20, 23/01/2020
Giá bất động sản sẽ tiếp tục giữ nhịp ổn định
Thị trường bất động sản đang phát triển theo đúng hướng tuy nhiên giao dịch có “chững lại” so với năm 2018, các dự án tăng chậm lại.
Hiện nhà nước đang siết chặt nguồn vốn tín dụng để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã phần nào tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản.
Chưa kể còn nhiều khó khăn hiện hữu đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và tập trung vào ba nhóm vấn đề chính:
Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật khi đi vào thực tế còn hạn chế;
Thứ hai, những bất cập giữa các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành (đan xen, chồng chéo) thậm chí xung đột – làm này thì đúng, chiếu theo Luật khác lại sai;
Thứ ba, những vấn đề nảy sinh từ thực tế nhưng chưa được pháp luật điều tiết. Các khó khăn về tiếp cận đất đai vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, còn có nội dung chồng chéo, xung đội với các luật khác gây khó khăn cho việc thực hiện.
Trong năm 2020, tôi cho rằng giá cả thị trường bất động sản sẽ tiếp tục giữ được nhịp ổn định. Tuy nhiên, để duy trì được việc này đòi hỏi phải cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh.
“Lực kéo” từ chính sách
Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nhất là đẩy mạnh cải cách hành chính bằng việc ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực thi các điều khoản nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân.
Đây là dấu hiệu tốt để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để phát triển, tạo bước đột phá cho riêng mình.
Tuy nhiên, nhìn vào chỉ số phát triển của các tỉnh, thành trong cả nước năm 2019, chúng tôi thấy rằng công tác cải cách hành chính, cơ chế chính sách đang có dấu hiệu tốt nhưng vẫn chưa thực sự như mong muốn.
Nhiều điều khoản do Luật đã quy định vẫn còn phải liên tục sửa đổi khiến doanh nghiệp không thể “trở tay” để chạy theo, áp dụng vào mô hình sản xuất, kinh doanh của mình.
Chưa kể, bộ máy chính quyền từ Bộ, ngành xuống địa phương vẫn còn chậm cải cách hành chính, có nơi còn xảy ra tình trạng “trên trải thảm, dưới rải đinh” khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn, vướng mắc.
Năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Nghệ An nói riêng mong muốn Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành TW, địa phương cần tạo cơ chế minh bạch, kiến tạo hơn nữa để tạo đà cho doanh nghiệp đặc biệt là khối tư nhân phát triển.
Giảm chi phí logistics
Dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt mức 300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU, do vậy, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn.
Trong tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước.
Tuy nhiên, năm 2019 ngành logistics Việt Nam nói chung, Viettel Post nói riêng vẫn đang phải đối mặt với một số những thách thức như
thể chế chính sách còn nhiều bất cập, chồng chéo; cơ sở hạ tầng cho logistics vẫn còn yếu, các trung tâm logistics chưa được xây dựng nhiều trên cả nước.
Chi phí logistics tại Việt Nam đang cao hơn mức trung bình thế giới và chiếm đến 25% GDP (so với các nước phát triển chỉ từ 9 đến 15%).
Để hoạt động logistics năm 2020 có thể khởi sắc và thật sự cất cánh, chúng tôi đã đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng logistics dùng chung cho cả nền kinh tế.
Cơ sở hạ tầng dùng chung sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực về phương tiện chuyên chở, về con người, về các hạ tầng logistics kho bãi…, từ đó chi phí logistics của cả nền kinh tế sẽ được giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn thương mại điện tử bùng nổ tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics là hết sức quan trọng. Kho bãi cũng là một thành tố rất quan trọng trong hoạt động logistics tại doanh nghiệp.
Gia tăng “sức đề kháng” cạnh tranh cho các startup
Tôi cho rằng có 3 điểm cốt yếu để một doanh nghiệp phát triển được, đó là con người, quy trình và công nghệ.
Vì vậy, các startup nhất thiết phải đoàn kết phát huy tối đa thế mạnh của mỗi cá nhân để đưa tập thể phát triển.
Các startup Việt Nam nên tìm tòi sáng tạo và chủ động tiếp cận tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo nên sức bật cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, ngoài nhiệt huyết, đam mê thì các startup nên trau dồi thêm kiến thức về pháp luật, nhằm hiểu rõ hơn về hành lang pháp lý và quản trị hoạt động tài chính kế toán, cách thức quản trị dòng tiền của doanh nghiệp.
Đó là những yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng “sức đề kháng” trong cuộc cạnh tranh trên thương trường.
MISA đã tròn 25 năm hình thành và phát triển nhưng chúng tôi vẫn luôn mang tinh thần khởi nghiệp với khẩu hiệu “xả thân - thần tốc - đột phá”.
Song song với việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới thì đối với các sản phẩm hiện tại, MISA cũng không ngừng sáng tạo, liên tục bổ sung các tính năng ưu việt để thích ứng với mọi nhu cầu của khách hàng.
Chẳng hạn như với phần mềm quản lý cửa hàng, MISA đã bổ trợ tính năng quản lý bán hàng đa kênh, tiện ích thông qua phần mềm OCM, sẽ phù hợp hơn trong việc kinh doanh đa dạng trên nhiều nền tảng như hiện nay….
Đổi mới sáng tạo để tồn tại!
Hiện nay, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của doanh nghiệp thường thấy trong hoạt động đổi mới mô hình kinh doanh, công nghệ thông tin, quản trị. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi sự thể hiện này là chưa đáng kể ở nhiều doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.
Đứng trước các nhu cầu mới cho sản xuất và tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp cần thay đổi việc sản xuất, kinh doanh, thiết kế, tiếp thị và phương thức phân phối sản phẩm.
Do đó, năm 2020 xu hướng đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ chắc chắn sẽ được cộng đồng doanh nghiệp chú trọng hơn.
Bởi nếu không đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao như vậy.
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp theo đó cần thay đổi theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược chỉ tập trung chủ yếu vào cắt giảm chi phí sẽ kém hiệu quả hơn chiến lược cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo.
Hạ tầng hàng không cần đáp ứng kịp tốc độ phát triển
Hàng không hiện nay đã trở thành một sản phẩm của đại chúng và tốc độ bùng nổ không chỉ ở Việt Nam.
Thực trạng tăng trưởng cao của ngành hàng không chắc chắn đã và đang tạo ra khó khăn, đặc biệt áp lực về hạ tầng. Do đó, chúng tôi mong muốn hạ tầng đáp ứng kịp tốc độ phát triển.
5 năm tới cũng là giai đoạn chúng tôi trong nỗ lực phát triển bay tại Tân Sơn Nhất nhưng đang bị tắc.
Thế nhưng, hiện nay, từ khóa vẫn là hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển bền vững. Cùng với đó, thực tế còn có vấn đề nữa rất thực tiễn là sự không đồng bộ của hệ thống phương tiện vận tải, đường sắt, đường bộ yếu kém.
Ngoài phát triển hãng hàng không trong nước với chính sách mở cửa, Việt Nam cũng chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ hàng không đi kèm để nâng cao chất lượng. Các hãng hàng không nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam khai thác cũng tạo sức cạnh tranh lớn.
Chúng tôi coi tăng trưởng vận chuyển hành khách là cơ hội lớn để phát triển hàng không. Vấn đề chúng ta cần có môi trường quản lý để phát triển nhanh, đồng bộ nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả bền vững, chất lượng an toàn. Có như vậy cả hãng hàng không và khách hàng mới nhận được lợi ích dịch vụ ngày càng tốt và bền vững hơn.
Hóa giải những thách thức cho dệt may
Với các FTA thế hệ mới dệt may là ngành được hưởng nhiều lợi ích trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường.
Thực tế theo các doanh nghiệp dệt may thì hiện nay bất cập lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng là khâu cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào…
Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước cùng tham gia FTA, đặc biệt các thị trường lớn, dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ tương đối chặt, từ sợi hoặc vải trở đi, trong khi nước ta chưa có ngành dệt nhuộm và vẫn phải dựa vào nhập khẩu các nguyên liệu chính để sản xuất hàng xuất khẩu.
Hơn nữa, dệt may vẫn còn tập trung quá lớn vào loại hình gia công tại khâu đoạn may, vốn có giá trị gia tăng thấp.
Do đó, tôi cho rằng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khâu thượng nguồn, nhất là lĩnh vực dệt nhuộm.
Hiện các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nhỏ lẻ không muốn bỏ tiền chi phí về môi trường mà chỉ “ăn xổi” tận dụng mọi thời gian, tiết giảm để tính lãi mà không nghĩ đến môi trường phát triển bền vững. Còn các cơ quan quản lý phát hiện được thì chế tái xử phạt quá nhẹ…
Vì vậy, Việt Nam cần có chế tài xử lý mạnh về môi trường, đồng thời quản lý thật chặt thì buộc doanh nghiệp phải đầu tư.