Động lực "vượt khó" của vua cá tra Hùng Vương

Khánh Hà 10/03/2020 11:43

Trong khi thuỷ sản “đứng hình” vì COVID-19 thì hi vọng của "vua cá tra" miền Tây - ông Dương Ngọc Minh - đặt vào đàn heo.

Từng là doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đầu ngành, được mệnh danh là “vua cá tra” nhưng Thuỷ sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh lại đang đứng trước những khó khăn không nhỏ, dù đã sớm có cái bắt tay với Thadi - công ty con chuyên về lĩnh vực nông nghiệp thuộc Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.

2019 đầy rẫy những khó khăn

Doanh nghiệp của đại gia Dương Ngọc Minh vừa tổ chức xong đại hội đồng cổ đông thường niên, tại đây, ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Hùng Vương đã nêu bật những khó khăn của công ty cũng như thừa nhận sai lầm của mình.

Từng nổi trội là ‘tay chơi’ M&A khét tiếng trên thị trường, việc chạy đua huy động vốn đã khiến Thủy sản Hùng Vương (HVG) lao đao, kể từ năm 2015 (khi toàn ngành thủy sản gặp khủng hoảng) cho đến thời điểm hiện tại.

Bị từ chối giãn nợ bởi nhà băng, HVG giai đoạn 2018-2019 liên tục bán đứt những công ty con, liên kết nhằm duy trì hoạt động.

Nói về năm 2019, HVG tự nhận định:

Nói về năm 2019, HVG tự nhận định: "Đó là một năm đầy rẫy những khó khăn"

Nói về năm 2019, HVG tự nhận định: "Đó là một năm đầy rẫy những khó khăn". Khi doanh thu 2019 của HVG giảm gần 50% so với năm 2018, lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ lên đến 1.075 tỷ sau kiểm toán, dẫn đến tổng lỗ luỹ kế tính đến ngày 30/9/2019 (kết thúc niên độ 2018-2019) là 1.489 tỷ đồng.

Những yếu tố dẫn đến khó khăn chính, gồm cú sốc POR 14. Vào đầu tháng 9/2018, Công ty nhận mức thuế sơ bộ tại kỳ đánh giá lại thứ 14 về thuế Chống bán phá giá (POR14) tại DOC (Bộ Thương mại Hoa Kỳ) là 0.

Nhưng, đến tháng 4/2019 khi có kết quả chính thức thì HVG bị áp thuế cao nhất tại Việt Nam với 3,87 USD/kg. Mức thuế này ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu vào Hoa Kỳ - thị trường chiến lược 2019 của Hùng Vương.

Yếu tố khó khăn thứ hai là thị trường cá nguyên liệu trong nước tới chu kỳ thoái trào sau 2 năm tăng trưởng nóng là 2017-2018. Giá cá tra nguyên liệu tháng 2/2019 ở mức 34.000 đồng/kg đã giảm mạnh còn khoảng 19.000 đồng/kg vào tháng 9/2019. Việc này dẫn đến giá xuất khẩu giảm mạnh trong khi giá hàng tồn kho nguyên liệu bình quân ở mức cao.

"Khó khăn tài chính 3 năm liền HVG vấp phải là do chậm vốn từ ngân hàng. Do đó qua việc hợp tác với THADI thì chúng tôi thay đổi cuộc chơi", ông Minh nói.

Động lực "vượt khó"

Năm 2020, HVG tiếp tục sẽ phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu để tăng vốn, đối tượng chào bán dự kiến là THACO cùng các bên liên quan.

Với điểm sáng từ cái bắt tay với THACO, HVG xác định việc cấp bách nhất tại thời điểm ngày là giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn. Song song, Công ty dự nghiên cứu tìm cách phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt cho kỳ đánh giá mới POR15-16, tiếp tục mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Nói thêm về tình hình cá tra trước diễn biến dịch COVID-19, ông Minh cho biết với 30-40% kim ngạch được xuất khẩu sang Trung Quốc, trước diễn biến dịch COVID-19 thì 3 tháng nay các doanh nghiệp thuỷ sản ĐBSCL là ‘đứng hình"; năng lực chế biến theo đó giảm đến 50%.

Theo đó, sức bật của thuỷ sản năm 2020 bản thân ông Minh nhấn mạnh không thể đưa ra bất kỳ nhận định nào trước diễn biến dịch.

Nói về việc tìm lối thoát ở mảng chăn nuôi heo. Ông Minh cho biết, từ 3 năm trước đã có tham vọng tăng đàn heo, nhưng do dòng vốn ngân hàng chậm trễ, các ngân hàng không ủng hộ, dẫn đến cái “tham”, cái “muốn” của ông trở thành “cái tai hại”.

Tính đến cuối năm 2019, HVG đã đầu tư tổng cộng trên 1.800 tỷ cho mảng chăn nuôi heo nhưng phần lớn vốn được sử dụng từ nguồn ngắn hạn.

Mặc dù được ngân hàng phê duyệt hạn mức khoảng 4.000 tỷ đồng cho trung và dài hạn nhưng thực tế đến nay mới chỉ giải ngân 800 tỷ. Theo HVG, việc này dẫn đến sự bế tắc vốn triển khai dự án cũng như khai thác sản xuất.

Mặt khác, vòng quay các khoản phải thu khá chậm gây ra chi phí dự phòng cao. Chưa kể, các khoản đầu tư mới của HVG như Nhà máy thức ăn Long An, Kho lạnh, các trại heo giống tại An Giang và Bình Định chưa đạt công suất kỳ vọng do thiếu hụt vốn lưu động và một phần thị trường rơi vào chu kỳ tăng trưởng chậm.

Theo đó, sau khi đàm phán thương thảo, HVG đã tiến đến đạt được sự ký kết chiến lược với THACO.

Theo nội dung hợp tác chiến lược được ký vào ngày 9/1, THADI (Công ty nông nghiệp của THACO) sẽ sở hữu 35% vốn HVG và nắm 65% vốn trong liên doanh giữa Hùng Vương và THADI phát triển mảng sản xuất heo giống. Tính đến nay, THADI đã sở hữu 24,28% vốn Hùng Vương, ứng với 53,9 triệu cổ phiếu.

Ở thời điểm hiện tại, sau khi “bắt tay” với tỷ phú Trần Bá Dương, cuộc chơi đã thay đổi: Từ chỗ Hùng Vương nắm đàn heo thì THADI lúc này sẽ nắm, vì vấn đề thiếu sót HVG nằm ở chỗ xây dựng chuồng trại. Lộ trình HVG-THADI tới tháng 6 năm nay có chuồng trại cho 18.000 con heo bố mẹ và tăng đàn bố mẹ lên đến 30.000-45.000 con ngay trong năm nay.

Trước cái “bắt tay” này của Thadi, giới đầu tư bắt đầu kỳ vọng vào một HVG sẽ “thay da đổi thịt”. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi hợp tác, HVG tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý đầu tiên của niên độ 2019-2020 với những con số đáng thất vọng.

Cụ thể, lợi nhuận trong kỳ tiếp tục âm 251 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên đến 1.743 tỷ đồng. Ngoài ra, HVG còn những khoản nợ khá “khủng” cả dài hạn lẫn ngắn hạn, kể cả những khoản nợ quá hạn, chắc chắn sẽ là một bài toán khó dành cho Thadi trong quá trình tham gia tài cơ cấu các khoản nợ này thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

  • “Vận đen” của Hùng Vương?

    “Vận đen” của Hùng Vương?

    11:14, 15/02/2020

  • Thaco sẽ tham gia 'giải cứu' vua cá Hùng Vương?

    Thaco sẽ tham gia 'giải cứu' vua cá Hùng Vương?

    16:43, 05/01/2020

  • "Vua cá tra" Hùng Vương lại.... mắc cạn

    02:30, 01/08/2019

  • Hùng Vương thoái vốn tại Sông Đốc sau thất bại POR14

    Hùng Vương thoái vốn tại Sông Đốc sau thất bại POR14

    12:00, 11/05/2019

Trên một số diễn đàn chứng khoán, một bộ phận không nhỏ giới đầu tư vẫn tỏ ra khá nghi ngờ với năng lực quản trị của Thadi. Nguyên nhân được đưa ra là sau khi rót vốn khủng vào 2 doanh nghiệp nhà bầu Đức (HAG và HNG), Thadi cũng cử đại diện vào HĐQT, nhưng đến thời điểm hiện tại cả HAG và HNG gần như không có sự chuyển biến tích cực nào. Thậm chí, theo BCTC soát xét năm 2019, HAG và HNG tiếp tục lỗ lần lượt lượt 1.609 tỷ đồng và 2.308 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG vẫn đang “lẹt đẹt” ở mức giá dưới thị giá. Từ mức giá hơn 10.000 đồng/CP (thời điểm cuối năm 2006), HVG xuống chỉ còn hơn 2.000 đồng/CP (giữa năm 2008), và duy trì mức giá dao động từ 2.000 - 3.000 đồng/CP trong suốt năm 2019 khi HVG vẫn ngập trong thua lỗ. Tính từ hồi tháng 10/2019, cổ phiếu HVG dần hồi phục khi liên tục tăng trần và đạt mức giá đỉnh hồi đầu năm 2020 ở mức 8.850 đồng/CP, trước khi giảm về vùng giá 7.500 - 8.000 đồng/CP ở thời điểm hiện tại.

Có lẽ, vẫn còn là một chặng đường chông gai phía trước với Thủy sản Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh.

Khánh Hà