Doanh nhân Hồ Huy và hành trình thắp sáng màu xanh Mai Linh

Nha Trang 29/04/2020 06:00

Tưởng chừng có lúc rơi xuống vực sâu nhưng nỗ lực không ngừng của người lính cụ Hồ Hồ Huy, đoàn xe Mai Linh đã trở lại. Sự trở lại sau khủng hoảng nặng nề ấy từng được gọi là hiện tượng hiếm hoi.

Ðã có bao lời đồn thổi về một kết thúc không có hậu, thế nhưng, trải qua bao nhiêu thăng trầm thử thách, những chiếc taxi mang “màu xanh Mai Linh” vẫn bon bon trên khắp các nẻo đường. Và doanh nhân “gốc lính” Hồ Huy vẫn trên môi nụ cười bản lĩnh và đầy “lửa” với cái nghiệp của mình…

Bản lĩnh người lính cụ Hồ

Thời chiến tranh, cả nước lúc ấy khí thế lắm. Mọi người nô nức đi Thanh niên xung phong, vào bộ đội, chàng thanh niên Hồ Huy khi đó vào quân ngũ khi mới học lớp 10. Lúc ấy cả dân tộc sục sôi không khí cứu nước, nhiều người khai tăng tuổi, giấu đá vào người để cho đủ tiêu chuẩn tuổi tác, sức khoẻ để gia nhập quân đội.

"Tôi bị ảnh hưởng khá lớn của phong trào “Học tập gương anh hùng Lê Mã Lương” với khẩu hiệu “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Khi ấy tôi chỉ muốn trở thành một anh hùng như Lê Mã Lương. Tuổi trẻ không chỉ riêng tôi mà tuổi trẻ của cả dân tộc lúc ấy đều như thế.", ông Hồ Huy chia sẻ.

Là cựu lính trinh sát thuộc Trung đoàn 304 pháo mặt đất năm xưa, ông Hồ Huy từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Rời quân ngũ, ông được Nhà nước cử đi Liên Xô và Tiệp Khắc (cũ) học ngành cơ khí ô tô, rồi trở về làm việc tại Công ty Saigontourist. 

"Là một doanh nhân có gốc gác “lính”, tôi chấp nhận thử thách và sẽ nỗ lực vượt qua thử thách. Khát vọng của tôi là xây dựng một thương hiệu Việt nổi tiếng. Không có lý gì để doanh nghiệp Việt Nam thua trên sân nhà, nên cho dù khó đến mấy cũng phải làm được", ông Huy nói.

Có sẵn kinh nghiệm và lòng đam mê, năm 1993, ông quyết định thành lập Công ty vận tải Mai Linh, với số vốn đầu tư ban đầu là 300 triệu đồng.

Ðỉnh cao và vực sâu

Khởi nghiệp với số vốn không phải nhỏ, cùng 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên, có thể nói Mai Linh là một trong những công ty mạnh dạn khai phá thị trường taxi tại Hà Nội. Hoạt động kinh doanh ban đầu là Du lịch, Xe cho thuê, Bán vé máy bay.

Đến tháng 4/1995, Mai Linh thành lập Xí nghiệp Sài Gòn Taxi, khai sinh dịch vụ Taxi Mai Linh.

Ông Hồ Huy cho biết: “Hình như tôi có “duyên nợ” với cái nghề “võ biền” này thì phải. Ngay từ bé tôi đã thích ôtô. Khi rời quân ngũ tôi đi học ngành cơ khí. Sau đó lại làm việc trong những xí nghiệp, công ty liên quan đến xe cộ. Ngay cả khi sang Tiệp Khắc (cũ) làm đội trưởng quản lý lao động, tôi cũng làm ở nhà máy đại tu ôtô máy kéo.

Công ty khởi đầu khá gian nan, do thời kỳ đầu kinh tế thị trường, quy định nhà nước chưa thông thoáng, quan niệm kỳ thị thương buôn vẫn tồn tại; thu nhập của nhân dân thấp nên người dân chưa hề có khái niệm xa xỉ như “đi taxi”; du lịch chưa phát triển…

Mai Linh đã huy động tất cả vốn nhàn rỗi của anh em để mua cổ phần, theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, xã hội hóa công ty. Ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều, chắt chiu từng đồng vốn của chính mình, gắn bó và có trách nhiệm với đồng tiền mình bỏ ra.

Khởi nghiệp với số vốn ít ỏi cùng 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên, có thể nói Mai Linh là một trong những công ty mạnh dạn khai phá thị trường taxi tại Hà Nội.

Khởi nghiệp với số vốn 300 triệu đồng cùng 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên, có thể nói Mai Linh là một trong những công ty mạnh dạn khai phá thị trường taxi tại Hà Nội.

"Cũng chính từ thời gian ở Tiệp Khắc, tôi nhận thấy họ có hệ thống taxi phục vụ du khách rất thuận tiện và hiệu quả, vậy tại sao mình không làm được? Tôi ấp ủ ý định này rất lâu rồi quyết tâm đột phá thực hiện mong muốn của mình dù phải đi vay mượn bạn bè.", ông Hồ Huy nhớ lại.

Cũng chính lúc này, tinh thần đồng đội của người lính một lần nữa được khẳng định, những người bạn chiến trường xưa lại đồng cam cộng khổ với ông, cùng chung tay góp những đồng vốn ít ỏi, có người thế chấp nhà cửa để “phiêu lưu” cùng ông. Họ đã tin tưởng tôi và chúng tôi đã thành công”.

Hoạt động khi đó của Mai Linh được xây dựng dựa trên 4 đồng: Đồng Tộc, Đồng Hương, Đồng Môn, và Đồng Nghiệp.

Khởi nghiệp từ 2 chiếc xe cũ và kiốt nhỏ trên đường Nguyễn Huệ (TPHCM), Mai Linh nhanh chóng nổi như cồn vì dịch vụ mới, chất lượng phục vụ tốt. Ở thời điểm rực rỡ nhất, các cá nhân, ngân hàng tự tìm đến mời gọi ông Hồ Huy vay tiền đầu tư.

Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, Mai Linh đã mở rộng ngành nghề kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau như: du lịch – lữ hành, đào tạo, xây dựng, công nghệ thông tin, quảng cáo truyền thông, tài chính, tư vấn và quản lý…

Giáo sư Sydney Finkelstein thuộc Ðại học Darthmouth (Mỹ), người chuyên viết sách về các CEO nổi tiếng thế giới, nói: “Ðỉnh cao của thành công là dấu hiệu cảnh báo thất bại”. Ðiều đó “ứng” trúng nhiều doanh nhân của nước ta trong khủng hoảng. Thị trường bất động sản được bơm căng, nhiều đại gia ngoài ngành nhảy vào lốc xoáy. Ông Hồ Huy cũng vào cuộc kinh doanh đa ngành, bỏ taxi đi buôn đất (dù ông chỉ thừa nhận đầu tư những bất động sản ít nhiều liên quan đến ngành nghề chính). Bong bóng vỡ, những cuốc xe taxi thu tiền lẻ không đủ để chi trả cho núi lãi vay cá nhân và ngân hàng.

Có lần ông chia sẻ: Chủ nợ liên tục đến trụ sở Tập đoàn đòi tiền, trong đầu có khi xuất hiện ý tưởng buông mình. Nhưng số phận của gần 30.000 gia đình cán bộ công nhân viên Mai Linh đang hiện hữu, ký ức về những ngày ông làm lính trinh sát dưới bom mìn ở chiến trường Quảng Trị ác liệt hiện về không cho phép ông từ bỏ.

Ông thuyết phục đối tác, cổ đông cho khoanh, dãn nợ; xin lỗi và kêu gọi toàn bộ cán bộ công nhân viên góp tiền, góp sức… Ông hứa khép lại, bỏ tham vọng bất động sản, trở về với cuốc xe taxi nhẫn nại mà “hái” ra tiền ngày nào.

Tuy nhiên, việc đầu tư giàn trải cũng là đòn giáng mạnh vào một cơ thể đang yếu ớt.

Tính đến ngày 30/06/2012: Mai Linh đầu tư vào 59 công ty con và công ty liên kết với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh taxi, vận tải, du lịch, dệt may, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, thiết kế và in bao bì, sửa chữa xe,..

Trong đó, công ty mẹ Tập đoàn Mai Linh trực tiếp đầu tư vào 10 công ty con; các công ty con theo vùng lại đầu tư vào các “công ty cháu” trực tiếp kinh doanh ở các tỉnh.

Bộ máy hoạt động cồng kềnh cùng với chiến lược đầu tư kém hiệu quả khiến doanh thu Mai Linh giảm mạnh, lợi nhuận bị ăn mòn. Tại thành phố HCM, thị phần hãng Taxi Mai Linh hiện đã tụt xuống vị trí thứ 2 sau Vinasun.

Doanh thu của Mai Linh tăng trưởng đều qua các tăng nhưng thường xuyên bị lỗ. Nguyên nhân lỗ chủ yếu là do chi phí lãi vay lớn, chi phí quản lý cũng rất cao do bộ máy công ty con lớn.

Chiến lược của Mai Linh gặp sai lầm hơn khi tự tay dâng miếng bánh thị phần ở 2 thị trường lớn nhất cho 2 đối thủ, ở TP.HCM là Vinasun và ở Hà Nội là TaXiGroup. Trong khi Mai Linh rải vốn ra khắp cả nước thì các đối thủ lại phát triển theo kiểu tập trung hóa.

Vinasun đã khai thác tối đa thị trường tại các đô thị lớn phía Nam có nhu cầu đi lại bằng taxi cao và đã vươn lên số 1 về thị phần tại khu vực này. Trong khi Mai Linh có tới 60 công ty con thì Vinasun gần đây mới lập 1 công ty con tại Đà Nẵng để kinh doanh tại thị trường này.

Trong khi đó, tại những tỉnh thành có nhu cầu đi lại thấp Mai Linh vẫn tập trung đầu tư số đầu xe quá mức cần thiết, khiến hiệu suất khai thác taxi thấp dẫn đến thua lỗ.

Cuối năm 2012, Mai Linh được nhắc đến nhiều về nguy cơ không đủ khả năng trả nợ. Nhưng, những con số nợ nẩn đã giảm đáng kể nhờ thắt lưng buộc bụng. 

Trước nguy cơ phá sản, Chủ tịch Hồ Huy đã phải đứng ra xin lỗi và kêu gọi nhà đầu tư, nhân viên giúp đỡ cùng ông vượt qua thời điểm sinh tử.Trước nguy cơ phá sản, Chủ tịch Hồ Huy đã phải đứng ra xin lỗi và kêu gọi nhà đầu tư, nhân viên giúp đỡ cùng ông vượt qua thời điểm sinh tử.

Ông Hồ Huy nói, mỗi năm sẽ dành ít nhất 100 tỷ để trả nợ; không để phát sinh nợ quá hạn liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm xã hội.

Sự trỗi dậy của Mai Linh có thể sẽ rất lớn nhờ vào thương hiệu mà doanh nghiệp này đã xây dựng trong hơn 20 năm qua.

Sự trỗi dậy của Mai Linh có thể sẽ rất lớn nhờ vào thương hiệu mà doanh nghiệp này đã xây dựng trong hơn 20 năm qua.

Nhưng dù Mai Linh đã “ngoi” mặt đất và bắt đầu có lãi nhưng vẫn là cơ thể mới ốm dậy, chưa thể đương đầu hết những va đập khốc liệt từ bên ngoài; thậm chí, những vết thương bên trong vẫn còn âm ỉ. Chính vì vậy, ngoài sự đồng tâm hiệp lực, bản thân Mai Linh và bạn hàng rất cần tài thao lược của người “lái chính” như ông Hồ Huy.

Cuối năm 2014, dịch vụ đặt xe ôm bằng ứng dụng công nghệ đã được Grab phát triển. Ngay sau Grab là Uber. Cả hai hãng taxi công nghệ đã làm mưa làm gió thị trường gọi xe khiến công ty taxi truyền thống như Mai Linh thêm một phần chao đảo. 

Lúc đó, Mai Linh như chiếc taxi băng trên cao tốc, đến điểm cần rẽ nhưng người cầm lái đã không dự báo trước để kịp rà phanh.

Để thoát khỏi khó khăn, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Huy, Mai Linh đã thuê nhà tư vấn PwC để tái cơ cấu. Mai Linh đang trở về với thế mạnh của mình, tập trung vào một chiến lược duy nhất là kinh doanh taxi. Những nỗ lực như thoát đa ngành, tập trung vào lĩnh vực taxi, bán tài sản để giải quyết nợ nần, triển khai phương án. Bên cạnh việc tập trung cắt giảm các chi phí không thích hợp, rút khỏi đa ngành, Mai Linh cũng đang khai thác triệt để thương hiệu của mình thông qua bán thương quyền.

Việc xử lý nợ tiếp tục được thực hiện với kế hoạch bán thêm nhiều đầu xe cũ và hướng tới có lợi nhuận.

Đích thân ông Hồ Huy cũng đã đi SH đi xem ôm để hiểu và cổ vũ nhân viên.

Đích thân ông Hồ Huy cũng đã đi SH đi xem ôm để hiểu và cổ vũ nhân viên.

"Gượng dậy" sau cú vụt mặt, Mai Linh của ông Hồ Huy có rất nhiều thay đổi để cạnh tranh với Uber, Grab như: cung cấp dịch vụ taxi công nghệ, xe ôm công nghệ và hiện đã có cả vạn lái xe. Đích thân ông Hồ Huy cũng đã đi SH đi xem ôm để hiểu và cổ vũ nhân viên. Mai Linh cũng lên kế hoách sáp nhập Mai Linh 3 miền để tăng sức cạnh tranh…

Giấc mộng hợp nhất

Năm 2019, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh cho biết đã phân phối thành công 172,89 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của chính doanh nghiệp này và Mai Linh Miền Bắc, Mai Linh Miền Trung.

Trong báo cáo gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh cho biết việc chào bán kéo dài từ đầu tháng 12/2018 đến hết ngày 20/2 và không ghi nhận lợi thế thương mại. Vốn chủ sở hữu của Mai Linh sau đợt chào bán cổ phiếu xấp xỉ 1.729 tỷ đồng. Công ty có gần 8.800 cổ đông, trong đó cổ đông trong nước nắm giữ hơn 96% vốn.

Việc hợp nhất được Mai Linh thực hiện từ cuối năm 2017 nhằm chuyển đổi thành mô hình một văn phòng trụ sở chính và các chi nhánh trực thuộc để tiết giảm đáng kể chi phí quản lý. Về mặt tài chính, Mai Linh muốn thông qua việc hợp nhất để linh hoạt và chủ động trong quản lý, luân chuyển, sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi.

Ngày 26/4 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Tập đoàn Mai Linh đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019, nhằm thông qua việc bầu HĐQT, Ban Kiểm soát, Quy chế Quản trị công ty, Đăng ký vốn điều lệ… của Công ty Hợp nhất.

Ngày 26/4/2019 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Tập đoàn Mai Linh đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019, nhằm thông qua việc bầu HĐQT, Ban Kiểm soát, Quy chế Quản trị công ty, Đăng ký vốn điều lệ… của Công ty Hợp nhất.

Trong năm đầu tiên sau khi hợp nhất, công ty đặt mục tiêu chiếm thị phần chi phối tại các địa phương có mặt thương hiệu Mai Linh và tăng cường doanh thu từ các giá trị gia tăng như dịch vụ cho thuê chỗ quảng cáo, hợp tác kinh doanh... Dự kiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất vào năm 2020 khoảng 793 tỷ đồng, gấp ba lần năm ngoái.

Trước thời điểm hợp nhất, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh có tổng vốn điều lệ trên 1.016 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu tại khu vực phía nam. Tập đoàn Mai Linh đang nắm giữ 47,79% vốn điều lệ của Mai Linh Miền Trung và 47,86% vốn điều lệ của Mai Linh Miền Bắc.

Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh ôm ấp ý tưởng hợp nhất 3 công ty tại ba miền thành một từ chục năm qua. Chiến lược ấy chính thức thành sự thật thông qua cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường hồi giữa tháng 12/2017. Ông Huy luôn ý thức được rằng, phải tự cứu mình trước khi trời cứu.

Sau hợp nhất, Mai Linh chỉ có một Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc là ông Hồ Huy, một phó tổng giám đốc và 7 trưởng ban, thay vì 3 tổng giám đốc, 3 phó tổng và các trưởng ban như trước đây. Dĩ nhiên, tiết giảm chi phí là điều dễ dàng nhận thấy nhất, nhưng sự đồng nhất trong bộ máy điều hành, không gián đoạn trong mọi công tác sẽ tác động nhiều nhất đến hiệu quả kinh doanh. Khi đó, trên 25.000 cán bộ, nhân viên với ngần ấy cá tính riêng, tiếng nói riêng, nhưng sẽ chỉ truyền đi cùng một thông điệp và quan điểm.

Chủ tịch Mai Linh cũng từng ấp ủ kế hoạch liên minh sức mạnh từ các hãng taxi truyền thống trong chiến lược cạnh tranh sắp tới. “Đã có một số hãng đề nghị hợp tác cùng Mai Linh phát triển một app dùng chung, rồi khách hàng tùy chọn thương hiệu họ mong muốn. Đó là cách hợp tác có thể phát huy sức mạnh tổng hợp, mang lại lợi ích cho cả người dùng và lái xe,” ông Huy chia sẻ.

Mai Linh đã đứng lên rồi...

Ngạn ngữ VN có câu: “Thức đêm mới biết đêm dài, sống lâu mới biết con người có nhân”. Lúc thành công, luôn được tung hô, nhưng khi lâm nguy, câu chuyện hoàn toàn khác. Nợ ngân hàng, nợ bảo hiểm xã hội, nợ cá nhân… trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Ðặc biệt, sự xa lánh của một số người “thân” trước đây làm ông đau khổ, bất bình, mất ngủ nhiều đêm.

Ðã có lúc, nhiều ý nghĩ tiêu cực xuất hiện. Nhưng cũng chính lúc đó, bản lĩnh “anh bộ đội Cụ Hồ” đã trỗi dậy, cứu rỗi ông. Ông Hồ Huy nhớ lại: "Trong chiến tranh, với trang bị thô sơ, dép cao su, trên đôi chân của mình, những chàng trai trẻ chúng tôi đã bền bỉ, kiên gan hành quân từ Bắc vào Nam tham gia chiến đấu và đã chiến thắng. Tôi tự nhủ mình: hãy đứng dậy! Thành công tuyệt nhiên không phải là cái đích, mà là quá trình. Qua quãng thời gian đó, tôi thực sự thấm thía câu nói của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Hãy tự cứu lấy mình, trước khi trời cứu”.

Nay, MLG đã đứng lên rồi.

Các hoạt động thiện nguyện là việc làm thường xuyên của Mai Linh, cho dù có những lúc cũng phải đối mặt với khó khăn thách thức rất lớn. "Tôi nghĩ rằng, khi chúng tôi cho đi là chúng tôi đã nhận lại được rất nhiều", ông Huy tâm niệm.

Chủ tịch tập đoàn Mai Linh- Doanh nhân Hồ Huy lội nước cứu trọ đồng bào lũ lụt miền Trung

Doanh nhân Hồ Huy lội nước cứu trọ đồng bào lũ lụt miền Trung năm 2016.

Thời kỳ huy hoàng, ông Hồ Huy làm được nhiều việc cho xã hội, tiêu biểu là tổ chức các chương trình đền ơn đáp nghĩa như: đưa 500 cựu chiến binh “Thăm lại chiến trường xưa” nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Ðiện Biên; “Vang mãi khúc quân hành” đưa 1000 cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang hành trình xuyên Việt, tụ hội về TPHCM nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; “Thăng Long-hồn thiêng sông núi” đưa 1.000 Mẹ VN anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng thời kỳ đổi mới về dự Ðại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Rồi hàng loạt các chương trình từ thiện xã hội như tặng 1.000 áo ấm, 1.000 con trâu bò cho bà con phía Bắc bị giá rét, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng học bổng cho học sinh nghèo, học sinh con em liệt sĩ…v.v.

Hành trình Vang mãi khúc quân hành, do Mại Linh khới xướng và tài trợ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng và cựu chiến binh cả nước

Hành trình Vang mãi khúc quân hành, do Mại Linh khới xướng và tài trợ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng và cựu chiến binh cả nước

Trở lại câu chuyện của Mai Linh thì điều dễ nhận thấy đó là, sự thay đổi nào cũng không dễ dàng, cắt bỏ cái gì đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân ai đó, sẽ có những phản ứng đau đớn. Nhưng người lãnh đạo phải có bản lĩnh và lấy cái chung làm gốc, hành động vì lợi ích chung của người lao động, vì sự phát triển của Tập đoàn.

Nói về đứa con Mai Linh, ông Hồ Huy không khỏi tự hào: "Màu xanh thương hiệu Mai Linh có sự chuyển hóa về mặt ý nghĩa qua một quá trình. Ban đầu, chỉ đơn giản là tôi thích màu xanh áo lính; sau khi chuyên tâm vào ngành vận tải, màu xanh lá cây cũng là màu của tín hiệu giao thông thông suốt, an toàn. Ngày nay, màu xanh đó trở thành biểu tượng của sự sống, màu của môi trường. Màu xanh Mai Linh thân thuộc với mọi người không chỉ bởi sự sễ dàng nhận diện thương hiệu mà còn là sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ Mai Linh cung cấp".

Ông cũng nhận định mình là người may mắn khi trở thành doanh nhân - bởi bản thân chỉ nghĩ rằng mình sinh ra là người lính. Sinh ra trên đời, mỗi người có một sứ mệnh khác nhau, công việc khác nhau. Xã hội tự phân công cho mỗi người một vị thế. Cá nhân tôi từ khi sinh ra được đào tạo làm người lính. Trưởng thành hơn thì được nhà nước đào tạo thành công chức, chưa bao giờ tôi được giáo dục trong đầu tồn tại chữ doanh nhân hay thương nghiệp...

“Ai đã từng khoác áo lính sẽ hiểu ý nghĩa quan trọng của cuộc sống. Người lính là phải biết hy sinh, có trách nhiệm với đất nước và cộng đồng và những việc mình đã làm và chịu trách nhiệm”.

Với tinh thần của người lính vào thương trường, xây dựng văn hóa kinh doanh riêng biệt trong kinh doanh vì quyền lợi của khách hàng, tự tái cấu trúc khi gặp khó khăn đồng thời tạo dựng những truyền thống tốt đẹp, có lẽ một ngày không xa nữa, ông 'vua' taxi một thời có thể giành lại thị phần giữ vững thương hiệu-màu xanh hi vọng được nhiều người yêu thích...

Nha Trang