Cảng biển - cuộc đua mới của các nước ASEAN

Cẩm Anh 06/01/2018 11:30

Singapore từ lâu đã dẫn đầu về cảng biển ở Đông Nam Á, nhưng điều này có thể sẽ thay đổi khi các cảng biển ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam... đang không vươn lên.

Nằm trên tuyến vận tải quan trọng giữa châu Á và châu Âu, cảng biển Singapore đã đi trước các nước trong khu vực nhờ việc xây dựng một hệ thống thông quan và vận tải hiệu quả.

p/Việt Nam đang thực hiện dự án trị giá 1,06 tỷ USD tại TP Hải Phòng để xây dựng cảng với độ sâu gấp đôi so với cảng chính hiện tại.p/Ảnh: Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.

Việt Nam đang thực hiện dự án trị giá 1,06 tỷ USD tại TP Hải Phòng để xây dựng cảng với độ sâu gấp đôi so với cảng chính hiện tại. Ảnh: Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.

"Ngôi vương" của Singapore bị lung lay

Các chuyên gia nhận định, việc đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia, Thái Lan và Malaysia thông qua sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” đã hạn chế thế mạnh của Singapore trong lĩnh vực cảng biển. Bên cạnh đó, Indonesia dự kiến chi 3 tỷ USD để phát triển cảng ở tỉnh West Java, cách Jakarta 100 km.
Trong khi đó, cảng Tanjung Pelepas thuộc bang Johor của Malaysia đã lắp đặt 5 cần cẩu mới có chiều cao 55,5 m. Đây Là các cần cẩu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, giúp vận chuyển các container lớn từ tàu thuyền đến bến tàu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có một dự án trị giá 1,06 tỷ USD tại thành phố Hải Phòng để xây dựng cảng với độ sâu gấp đôi so với cảng chính hiện tại, cho phép các tàu lớn cập bến. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào 2018.

Cơ hội cho Việt Nam

Quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác châu Á đã thúc đẩy việc triển khai các tuyến vận tải mới vào tháng 1/2018. Dự kiến lượng hàng hóa qua cảng biển của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới.
"Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, và thương mại giữa hai nước đã phát triển liên tục trong những năm gần đây”, ông Naresh Potty, Giám đốc thương mại của MCC cho biết và nhấn mạnh, với việc kết nối trực tiếp và thời gian vận chuyển cạnh tranh, các chủ hàng từ Trung Quốc và Việt Nam có thể tiếp cận thị trường của họ trong vòng một tuần.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan vừa qua, bằng việc tinh giản các thủ tục hành chính và tăng cường các dịch vụ trực tuyến, thời gian thông quan đối với hàng hoá đi qua các trung tâm vận tải của Việt Nam được cải thiện đáng kể, giúp tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí cho các nhà vận chuyển và các nhà khai thác logistics, và kích thích sự tham gia của nước ngoài.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra, để cảng biển Việt Nam cạnh tranh được với các nước trong khu vực vẫn còn là chặng đường dài. Trong đó, "điểm nghẽn" lớn nhất là dịch vụ logistic tại các cảng biển chưa được phát triển, chi phí logistic của Việt Nam cao gần gấp đôi các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu 14% .

Cẩm Anh