Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giữ chức sau năm 2020
Chiều 11/3, dự thảo sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc đã được thông qua, chính thức bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước này.
Theo Reuters, khoảng 3.000 đại biểu bỏ phiếu cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc. Trong đó chỉ có 2 đại biểu bỏ phiếu chống và 3 người không bỏ phiếu.
Theo nhận định của giới chuyên môn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tin rằng sửa đổi Hiến pháp là cần thiết vì những thách thức mà Trung Quốc đối mặt ngày nay đòi hỏi phải có một vị lãnh đạo tập trung được quyền lực và một đảng cầm quyền vững mạnh. Những thay đổi lần này cũng sẽ góp phần chấm dứt cuộc tranh luận là liệu CPC có đứng trên nhà nước hay không, theo South China Morning Post.
Lần gần nhất Trung Quốc sửa đổi Hiến pháp là vào năm 2004 để đưa vào thuyết “Ba đại diện” của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Khi đó, nước này mất một năm để chuẩn bị và tham vấn trong khi đề xuất lần này được hoàn thành chỉ trong vòng 5 tháng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất sửa đổi vào tháng trước và không có bất cờ nghi ngờ nào về việc thông qua sửa đổi khi Quốc hội bao gồm toàn các thành viên trung thành, những người sẽ không phản đối đề xuất này,
Trước cuộc bỏ phiếu, các nhà phê bình trên phương tiện truyền thông xã hội đã chỉ trích động thái và so sánh với Triều Tiên hoặc gợi ý rằng một sự tins nhiệm nhân cách như với ông Mao Trạch Đông đang hình thành. Tuy nhiên, chính phủ đã nhanh chóng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chặn một số bài viết và xuất bản các bài báo ca ngợi Đảng.
Những người trung thành với đảng tham dự phiên họp thường niên của Quốc hội đã nói quyết định này nhận được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc và khẳng định rằng Trung Quốc đã may mắn có được một nhà lãnh đạo có phẩm chất như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm thứ hai của ông với tư cách là Chủ tịch nước vào tháng 10 và vào cuối tuần sẽ được chính thức bổ nhiệm bởi quốc hội.
Giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm của chủ tịch nước được đưa vào hiến pháp của Trung Quốc vào năm 1976 bởi ông Đặng Tiểu Bình, người đã nhận ra những nguy hiểm của chế độ cai trị độc tài và sùng bái nhân cách và thay vào đó ủng hộ sự lãnh đạo tập thể.
Chính phủ Trung Quốc cho biết việc dỡ bỏ giới hạn về nhiệm kỳ là bảo vệ quyền lực của đảng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở trung tâm. Tờ Nhân dân nói rằng điều này không có nghĩa là nhiệm kỳ suốt đời.
Trước đó, Đảng cộng sản Trung Quốc đã trao cho ông Tập Cận Bình danh hiệu lãnh đạo "cốt lõi" vào năm 2016, một sự tăng cường đáng kể vị thế của ông vào thời điểm đó.
Mặc dù nhiệm kỳ Chủ tịch nước là quan trọng, vị trí của ông Tập Cận Bình như người đứng đầu Đảng cộng sản Trung Quốc và người đứng đầu quân đội Trung Quốc được xem là quan trọng hơn. Với việc thông qua sửa đổi, bây giờ không có vị trí nào có giới hạn thời hạn chính thức.
Những sửa đổi này cũng bao gồm đưa lý thuyết chính trị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hiến pháp, một điều đã được thực hiện đối với hiến pháp đảng vào tháng 10, và thêm vào các điều khoản để thành lập một khuôn khổ pháp lý cho một cơ quan chống tham nhũng mới.