Nhật Bản và Trung Quốc thiết lập cơ chế tránh xung đột vũ trang

Cẩm Anh 13/05/2018 05:33

Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất thực hiện một cơ chế trao đổi song phương bắt đầu từ ngày 8/6 tới nhằm tránh xung đột vũ trang.

Nhật Bản và Trung Quốc xây dựng cơ chế để tránh các cuộc đụng độ vũ trang

Nhật Bản và Trung Quốc xây dựng cơ chế tránh các cuộc đụng độ vũ trang

Thỏa thuận này là điểm nổi bật trong cuộc họp vừa qua tại Tokyo giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

"Chúng tôi sẽ biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị bằng cách giảm bớt căng thẳng và củng cố niềm tin lẫn nhau", ông Abe cho biết tại một cuộc họp báo sau khi tham dự lễ ký kết thỏa thuận nói trên.

Cơ chế này bao gồm các nội dung quan trọng, như thiết lập cơ chế liên lạc giữa quan đội Nhật Bản và quân đội Trung Quốc và một đường dây nóng giữa các quan chức quốc phòng cao cấp của hai nước; Thảo luận thường xuyên giữa các quan chức cao cấp 2 nước để tăng cường hiểu biết và tin tượng lẫn nhau.

Hai nước bắt đầu thảo luận về cơ chế song phương này từ năm 2007. Tuy nhiên sau đó, bối cảnh địa chính trị đã thay đổi rất nhiều. Cụ thể, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và 18 quốc gia khác đã ký kết Bộ quy tắc ứng xử cho những xung đột ngoài mong muốn trên biển (CUES) vào năm 2014 để giảm nguy cơ tai nạn hàng hải giữa các quốc gia. Do đó, tầm quan trọng của một cơ chế song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã giảm bớt kể từ năm 2007.

Thỏa thuận này có thể gần như không thay đổi sự sẵn sàng của Nhật Bản để đối phó với các hoạt động quân sự của Trung Quốc. "Khó có thể xác định liệu thỏa thuận này có thể làm giảm nguy cơ xung đột Trung- Nhật hay không", một quan chức quốc phòng Nhật Bản chia sẻ trong cuộc họp báo.

Vị quan chức này cho biết thêm, các lực lượng quân đội Nhật Bản rất không tin tưởng quân đội Trung Quốc vì họ thường không tuân thủ các quy tắc cơ bản trên biển. "Cơ chế mới sẽ không có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đụng độ trừ khi được thực hiện đúng cách", vị này nhấn mạnh.

Trước đó, Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí các điều khoản cơ bản của cơ chế song phương vào năm 2012. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sau đó đã kéo dài do Nhật Bản quyết định đặt quần đảo Senkaku ở Biển Đông dưới sự kiểm soát của nhà nước vào năm 2012, làm dấy lên sự giận dữ từ phía Bắc Kinh. Bởi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này, gọi chúng là Quần đảo Điếu Ngư.

Khi đó, Nhật Bản khẳng định, cơ chế song phương Trung- Nhật không nên được áp dụng, vì lo sợ rằng các tàu Trung Quốc sẽ sử dụng cơ chế này như một cái cớ để thâm nhập vùng lãnh hải của Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc yêu cầu cơ chế này không nên bị giới hạn, đặc biệt liên quan đến Senkaku do nguy cơ đụng độ cao tại đây.

Giới quan sát cho rằng, sở dĩ Trung Quốc muốn thiết lập cơ chế song phương với Nhật Bản là do Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với các nước láng giềng nói chung và Nhật Bản nói riêng để kiềm chế lập trường hung hăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cẩm Anh