Tuyên bố chung Mỹ- Triều có thành hiện thực?
Ông Kim Jong-un đã ký Tuyên bố chung với Trump để tái khẳng định cam kết phi hạt hóa trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều ý kiến hoài nghi về tính thực tế của tuyên bố này.
Trước Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều, nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng Triều Tiên có thể hiểu phi hạt nhân theo một cách hoàn toàn khác.
Có thể bạn quan tâm
Đâu là chìa khóa mở ra thành công của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều?
11:05, 11/06/2018
Trump đến Singapore trước hội nghị thượng đỉnh lịch sử Bắc Triều Tiên
20:50, 10/06/2018
Triều Tiên sẽ dựa vào quốc gia nào để “hóa rồng”?
11:10, 11/06/2018
4 láng giềng của Triều Tiên muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ-Triều?
13:55, 06/06/2018
Đó có thể là chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, cũng như chấm dứt sự bảo vệ hạt nhân trong khu vực của Mỹ, một thỏa thuận an ninh mà Washington cam kết sẽ trả đũa thay mặt cho đồng minh nếu họ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
"Cam kết phi hạt nhân của Triều Tiên, được thể hiện rõ ràng qua nhiều năm đàm phán thất bại với cộng đồng quốc tế, không hề giống với định nghĩa của Mỹ", ông Evans J.R Revere, thành viên cao cấp tại Brookings cho biết.
Trong Tuyên bố chung Mỹ- Triều cũng chỉ có những cam kết rất chung chung, như: "Tổng thống Trump cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tái khẳng định cam kết mạnh mẽ, kiên định nhằm giải trừ hạt nhân hoàn toàn".
Các chuyên gia cho rằng, Tuyên bố đưa ra rất ít chi tiết về cách thức làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó. “Tuyên bố không nêu chi tiết cách thức phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ. Hiện vẫn còn quá sớm để nói đây là một bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-Triều”, ông Li Nan, chuyên gia về chính trị tại Trung Quốc, bình luận.
Đồng quan điểm, ông Anthony Ruggiero, chuyên gia tại Tổ chức nghiên cứu quốc phòng ở Washington, cho rằng, liệu những cam kết trong Tuyên bố chung Mỹ- Triều có mang lại mục đích cuối cùng là giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hay không. "Đây dường như chỉ nhắc lại tuyên bố hơn 10 năm trước, không phải một bước tiến lớn", ông Ruggiero nhấn mạnh.
Ông Victor Cha, Giáo sư Đại học Georgetown cho rằng, chính quyền Trump nên tiếp tục đàm phán với Triều Tiên để có được thỏa thuận Triều Tiên sẽ từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân hiện có. Bởi trong tuyên bố chung chưa có nội dung này.
Mặc dù vậy, nhưng cộng đồng quốc tế đánh giá cao Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều. Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric cho biết: "Các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều và trước đó phù hợp với những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn và ủng hộ của cộng đồng quốc tế."
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson ra tuyên bố nhấn mạnh Chính phủ Anh hoan nghênh việc Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có cuộc gặp thượng đỉnh mang tính xây dựng.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, Nga hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên và nhấn mạnh đây là bước đi “tích cực".