Khủng hoảng nợ ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ có phải là một dấu hiệu cảnh báo toàn cầu?
Liệu khủng hoảng nợ ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ có phải là những dấu hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ khủng hoảng thị trường nợ toàn cầu khi FED tiếp tục tăng lãi suất?
Lãi suất tăng cũng có thể kiểm chứng sự ổn định ở một số nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Italy, nơi cử tri đã quyết định chọn lựa một Chính phủ dân túy. Với một nền kinh tế gấp 10 lần quy mô của Hy Lạp, sự vỡ nợ ở Italy có nguy cơ làm sụp đổ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Thật vậy, chính phủ liên minh dân túy này đã ám chỉ rằng họ muốn loại bỏ một số khoản nợ của mình thông qua Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Giới chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu vẫn tương đối khó xảy ra. Ngay cả với việc nền kinh tế châu Âu chậm lại, bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn khá sáng sủa, với hầu hết các khu vực trên thế giới vẫn đang phát triển nhanh. Mặc dù một số công ty tại các thị trường mới nổi đang gánh những khoản nợ bằng đồng USD đáng lo ngại, nhiều ngân hàng trung ương lại có lượng tài sản bằng đồng USD khá lớn, đặc biệt là ở châu Á.
Có thể bạn quan tâm
Cách giải thoát khủng hoảng nợ
00:00, 07/07/2013
Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
00:00, 14/06/2013
Châu Á đang lâm vào khủng hoảng nợ?
00:00, 27/02/2013
Tái diễn nỗi lo khủng hoảng nợ, dầu xuống thấp nhất 7 tuần
00:00, 25/09/2012
Giá lương thực tăng nguy hiểm hơn khủng hoảng nợ eurozone
00:00, 13/08/2012
Hi Lạp thông qua ngân sách khắc khổ mới để chống đỡ khủng hoảng nợ
00:00, 07/12/2011
5 nguyên nhân chính gây khủng hoảng nợ công của Hy Lạp
00:00, 19/10/2011
Hơn nữa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có đủ nguồn lực để xử lý một làn sóng đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Mối lo ngại chính không phải là IMF sẽ không cung cấp đủ nguồn tài chính, mà IMF sẽ phạm sai lầm tương tự như tại Hy Lạp, bằng cách không áp đặt một thỏa thuận thực tế đối với các chủ nợ. Trong trường hợp của Italy, rất có thể châu Âu sẽ tìm cách cấp tạm thời một số ngân sách bổ sung mà chính phủ mới tìm kiếm, ngay cả khi không có cách nào để các quan chức Eurozone có thể cho phép mức nợ cao của Italy phá hủy đồng tiền chung.
Lý do quan trọng nhất để lạc quan là lãi suất thực dài hạn trên toàn cầu vẫn còn rất thấp. Ngay cả với việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm mới chỉ ở mức 1% - thấp hơn nhiều so với lãi thực dài hạn, trung bình gần 3%. Miễn là bức tranh lãi suất toàn cầu không ảm đạm, thật khó để một làn sóng vỡ nợ xảy ra trong thời gian tới.
Điều đáng chú ý là IMF, cơ quan giám sát khủng hoảng tài chính và nợ của thế giới, đã gia tăng các cảnh báo của mình. Sau nhiều năm nói rằng các nước phát triển không còn cần phải lo lắng về mức nợ công khổng lồ của họ, IMF đã bắt đầu cảnh báo rằng nhiều nước có thể sớm phải đối mặt với một cuộc suy thoái mới. Những thách thức không chỉ đến từ nợ trên sổ sách, mà còn từ các khoản nợ tiềm tàng, trong đó đáng chú ý nhất là các chương trình hưu trí và chăm sóc sức khỏe - những khoản nợ tiềm tàng có thể lớn hơn nhiều so với số liệu chính thức.
Những cú sốc rất xấu có thể xảy ra với bất kỳ nền kinh tế nào và nguyên nhân của chúng có thể không phải là những gì chúng ta thường xem xét. Ví dụ, rủi ro từ các cuộc tấn công mạng, đại dịch và khủng hoảng tài chính chắc chắn lớn hơn nhiều so với bất kỳ ai muốn thừa nhận. Không khó để tưởng tượng một cuộc suy thoái tạm thời ở Trung Quốc có thể làm rối loạn thị trường thế giới. Và nếu những nguyên nhân hoàn toàn bất ngờ xảy ra, thì các chính phủ có lợi thế tiếp cận với các thị trường tín dụng toàn cầu sẽ có nhiều lựa chọn tốt hơn để đối phó.
Ngay cả khi bất kỳ một cuộc khủng hoảng trái phiếu tại thị trường mới nổi nào được kiểm soát, thì những vấn đề hiện tại về khủng hoảng nợ sẽ là một lời cảnh tỉnh, ngay cả đối với các nền kinh tế phát triển.