Mỹ tăng cường nghiên cứu vaccin chống ung thư

Cẩm Anh 04/08/2018 12:40

Vào tháng 1 năm nay, các nhà khoa học ở Đại học Stanford Mỹ đã nghiên cứu, sản xuất thành công “vaccine ung thư”.

Mỹ tăng cường nghiên cứu vaccin chống ung thư

Mỹ tăng cường nghiên cứu vaccin chống ung thư

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm đối với chuột và cho kết quả đáng kinh ngạc. Sau khi tiêm vaccine, các tế bào ung thư trong cơ thể chuột hoàn toàn biến mất. Không những thế loại vaccine này còn có tác dụng đối với nhiều loại ung thư khác nhau.

Các nhân viên nghiên cứu đã giành được kết quả giống nhau khi thử nghiệm đối với các loại ung thư vú, đại tràng và ung thư da.

Ngoài ra, họ còn phát hiện loại vaccine này còn có thể phòng ngừa tái phát ung thư, kéo dài được tuổi thọ của chuột. 

Mặc dù chưa tiến hành thử nghiệm trên người, tuy nhiên, những thí nghiệm này đã đem đến tia hy vọng mới cho những bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới.

Là nước đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu các phương pháp điều trị ung thư, các chuyên gia của Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu đáng nể cho đến thời điểm hiện tại. 

Có thể bạn quan tâm

  • Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tổ chức đăng ký vắc xin Pentaxim đợt 6

    15:44, 07/06/2016

  • Khánh thành nhà máy vắc xin đạt tiêu chuẩn tổ chức y tế thế giới

    14:51, 31/12/2015

  • Bộ Y tế cho tra cứu điểm tiêm vắc xin gần nhất qua Zalo

    16:42, 29/12/2015

Levy là người tiên phong trong lĩnh vực miễn dịch điều trị ung thư, trong đó các nhà nghiên cứu cố gắng khai thác hệ miễn dịch để chống ung thư. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông đã dẫn đến sự phát triển của rituximab, một trong những kháng thể đơn dòng đầu tiên được chấp thuận để sử dụng như một liệu pháp chống ung thư ở người.

"Tất cả những tiến bộ về liệu pháp miễn dịch này đang thay đổi thực tiễn y khoa", chuyên gia này nói. "Cách tiếp cận của chúng tôi sử dụng cách tiêm một lần với số lượng rất nhỏ của hai tác nhân để kích thích các tế bào miễn dịch chỉ trong chính khối u. Ở chuột, chúng tôi đã thấy những hiệu quả tuyệt vời trên khắp cơ thể, bao gồm cả việc loại bỏ các khối u trên khắp cơ thể động vật".

"Đây là một cách tiếp cận mục tiêu. Chúng tôi đang tấn công các mục tiêu cụ thể mà không cần phải xác định chính xác những protein nào mà tế bào T nhận ra". - Levy cho biết.

Thử nghiệm lâm sàng hiện tại dự kiến sẽ được áp dụng cho khoảng 15 bệnh nhân bị ung thư hạch cấp thấp. Nếu thành công, các chuyên gia tin rằng liệu pháp điều trị này có thể hữu ích cho nhiều loại khối u. Ông hình dung ra một tương lai, trong đó các bác sĩ tiêm hai chất này vào khối u ở người trước khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư như một cách để ngăn ngừa tái phát do di căn không xác định hoặc tế bào ung thư còn sót lại, hoặc thậm chí để ngăn ngừa sự phát triển các khối u tương lai phát sinh do đột biến gen như BR-CA1 và 2.

Ông Levy cho biết: “Tôi không nghĩ rằng có một giới hạn đối với loại khối u mà chúng tôi có thể điều trị, miễn là nó đã được xâm nhập bởi hệ thống miễn dịch”.

Cẩm Anh