Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?
Vừa qua, bên cạnh động thái tăng cường xung đột với châu Âu, Tổng thống Trump đã làm dấy lên quan ngại khi muốn áp thuế mới lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ngay trong tuần tới.
Hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
Đây sẽ là động thái mạnh tay nhất trong cuộc chiến thuế nhập khẩu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vài tháng qua khi hàng rào thuế quan mới này sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ và Trung Quốc tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ
04:30, 31/08/2018
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ra sao?
11:20, 30/08/2018
Thỏa thuận thương mại Mỹ- Mexico khiến Trung Quốc "giật mình"
16:30, 28/08/2018
Iran cảnh cáo sự hiện diện của Mỹ tại vùng Vịnh
04:20, 28/08/2018
Song song với việc tuyên bố tiếp tục áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Tổng thống Trump còn gây ra sự lo ngại trên diện rộng với việc lên tiếng cảnh báo sẽ rút Mỹ khỏi WTO và tuyên bố không xóa thuế quan ô tô lên châu Âu.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng, động thái với WTO hay EU dường như vẫn chỉ ở mức độ đe dọa khi Tổng thống Trump đang muốn dồn sự tập trung cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Dường như ông không ngán bất kỳ tín hiệu leo thang chiến tranh thương mại nào bởi ông ấy tin rằng mình đang nắm trong tay phần thắng và thật sự điều này đang hạn chế được sự bành trướng của Trung Quốc.
Nước Mỹ mua từ Trung Quốc gấp 4 lần lượng sản phẩm bán cho họ, điều này làm giới hạn khả năng phía Trung Quốc có thể trả đũa ngang hàng với Mỹ. Có một mối nghi ngờ chung nổi lên trong các cuộc trò chuyện rằng thuế quan chỉ là 1 phần trong kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
"Ông Trump dường như tin rằng cách tiếp cận này cuối cùng sẽ buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải nhượng bộ. Nhưng cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ xảy ra", Shi Yinhong, một chuyên gia tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh cho biết. "Mỹ đang cố gắng gây áp lực lên Trung Quốc thông qua kinh tế nhưng tôi không nghĩ cách tiếp cận như vậy sẽ hiệu quả".
Mặt khác, việc gia tăng áp lực về thương mại cũng được cho rằng là công cụ để Mỹ giảm sự tập trung của Trung Quốc trong việc củng cố vị thế chính trị tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này có cơ sở khi Tổng thống Trump mô tả Trung Quốc như một "đối thủ cạnh tranh chiến lược" trong chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của ông. Chris Johnson, một nhà phân tích hàng đầu của CIA cho biết Bắc Kinh đã bị thuyết phục rằng Mỹ đang tiến hành chính sách ngăn chặn toàn diện chống lại Trung Quốc.
“Lần đầu tiên sau 40 năm kể từ khi tái lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ kinh tế đã chuyển sang cạnh tranh trên mọi mặt”, chuyên gia này nhận định. "Hành động của Trump sẽ chỉ làm gia tăng quyết tâm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc thúc đẩy khả năng sáng tạo và đạt được ưu thế về công nghệ khi họ nhận ra rằng không thể dựa vào các nước khác, và rằng Mỹ đang hết sức thù địch.
Vì "Nước Mỹ trên hết"
Người ta thường cho rằng, Tổng thống Trump rất khó đoán trong hành động. Nhưng ngược lại, ông cũng rất dễ đoán. Tất cả những hành động ông đang làm chỉ để chứng minh với người dân Mỹ rằng ông đang thực hiện điều ông hứa với họ trong quãng thời gian tranh cử. Điều này càng gia tăng khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ nước Mỹ đang đến gần và ông đang cần sự ủng hộ của họ
Tuy nhiên, phần lớn người Mỹ không ủng hộ chiến tranh thương mại. Sự ủng hộ của công chúng đang có chiều hướng giảm hơn nữa khi người Mỹ nhận ra rằng họ mất gấp đôi từ cuộc chiến này: công ăn việc làm sẽ biến mất, thuế nhập khẩu của Mỹ sẽ làm tăng giá hàng xuất khẩu của nước này và khiến chúng kém khả năng cạnh tranh hơn và giá hàng hóa họ mua sẽ tăng lên.
Điều này có thể khiến tỷ giá hối đoái của đồng đô la giảm, làm lạm phát ở Mỹ tăng nhiều hơn. Fed có khả năng sẽ tăng lãi suất, dẫn đến đầu tư và tăng trưởng yếu hơn và thất nghiệp nhiều hơn. Tuần trước, các doanh nghiệp đã lên tiếng khi việc trả đũa thuế quan đã gây tác động không nhỏ đến chi phí sản xuất của họ.
Do vậy, cơ hội của Trump trong cuộc bầu cử giữa kỳ hiện nay đang trở nên chênh vênh hơn bao giờ hết.
Có thể thấy, ông Trump luôn sử dụng cách gây áp lực tối đa lên các đối tác để đạt được hiệp định có lợi nhất cho nước Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc, thậm chí cả EU, Canada... đều đã có một vị thế khác so với những gì ông từng biết. Và bất chấp ông đang mong muốn gì từ những cuộc chiến thương mại lần này, những biện pháp thương mại của phía Mỹ thật sự đã làm cho thương mại quốc tế bị xáo trộn rất nhiều.