Sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 cho Brexit?

Cẩm Anh 17/09/2018 04:30

Dường như "cuộc chia tay" giữa Liên minh châu Âu (EU) và Anh đang gặp nhiều trắc trở khi trong chính nội bộ nước Anh đang xảy ra mâu thuẫn sâu sắc hơn bao giờ hết.

Khẩu ngữ

Khẩu ngữ "Brexit: is it worth it?" - tạm dịch Brexit: Có thật sự cần không?, đã cho thấy người dân Anh cũng đang băn khoăn trước lựa chọn chia tay EU.

Thị trưởng London Sadiq Khan đã kêu gọi trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Anh. Ông nói rằng việc xử lý các cuộc đàm phán Brexit của Thủ tướng Anh đã đưa đất nước rơi vào thiệt hại nặng nề. 

Tuy nhiên, kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May vẫn không được chấp nhận, một số nhà lập pháp, cũng như các nhà lãnh đạo công đoàn và doanh nghiệp đang tranh luận gay gắt hơn bao giờ hết để có tiếng nói cuối cùng về thỏa thuận Brexit.

Có thể bạn quan tâm

  • GBP bứt phá nhờ tín hiệu về Brexit

    GBP bứt phá nhờ tín hiệu về Brexit

    04:24, 11/09/2018

  • Tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán Brexit

    Tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán Brexit

    04:20, 08/09/2018

  • Brexit đã “cướp” 2,1% GDP của Anh

    Brexit đã “cướp” 2,1% GDP của Anh

    04:24, 04/09/2018

  • Cơ hội từ “Brexit cứng”

    Cơ hội từ “Brexit cứng”

    16:00, 11/08/2018

  • Hậu Brexit, Anh bắt tay Trung Quốc tạo tiền đề cho thỏa thuận thương mại

    Hậu Brexit, Anh bắt tay Trung Quốc tạo tiền đề cho thỏa thuận thương mại

    16:40, 31/07/2018

  • Trump

    Trump "xúi" Thủ tướng Anh kiện EU về Brexit

    04:13, 16/07/2018

  • Bất đồng quan điểm, Bộ trưởng Anh phụ trách vấn đề Brexit bất ngờ từ chức

    Bất đồng quan điểm, Bộ trưởng Anh phụ trách vấn đề Brexit bất ngờ từ chức

    06:30, 10/07/2018

Bà May đã nhiều lần loại trừ một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, các thành viên của Quốc hội Anh có thể sẽ phải bỏ phiếu về việc liệu có chấp nhận tiến hành trưng cầu dân ý cuối cùng trước khi Brexit diễn ra hay không.

Ông Khan cho rằng, Anh hiện đang phải đối mặt với một thỏa thuận xấu, hay nói cách khác là một Brexit không có thỏa thuận. "Sự thất bại của chính phủ Anh trong đàm phán Brexit đã và đang dẫn tới rủi ro lớn mà chúng ta phải đối mặt là một Brexit không có thỏa thuận nào với EU”, ông Khan nói.

Trong khi đó, người phát ngôn thương mại quốc tế của đảng Lao động, Barry Gardiner, nói cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về Brexit sẽ cho chính phủ bảo thủ một biện pháp cứu vãn.

"Nếu chính phủ của Bà May không thể làm những gì mà họ có trách nhiệm phải làm, thì chúng ta thực sự cần phải thay đổi chính phủ", ông Gardiner nói với Sky News.

Ông Khan nhấn mạnh rằng, điều hợp lý nhất sẽ là để Thủ tướng Anh kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử nếu bà không có sự ủng hộ cho bất kỳ thỏa thuận Brexit nào.

"Trường hợp không có một cuộc tổng tuyển cử, điều tốt nhất tiếp theo là để công chúng Anh có tiếng nói về kết quả của các cuộc đàm phán Brexit", ông Khan nói với Andrew Marr của BBC.

Trước những phản ứng nói trên, ngày 16/9 vừa qua, bà Theresa May cho biết rằng bà tập trung vào kế hoạch của mình cho mối quan hệ với EU dựa trên một quy tắc chung cho tất cả hàng hóa, và bà "khá bực mình" bởi những đồn đoán liên tục về vị trí của mình.

“Cuộc tranh luận này không phải về tương lai của tôi, mà về tương lai của người dân Anh và Vương quốc Anh", bà May nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã nói với các bộ trưởng cấp cao tuần trước rằng Brexit có thể bị trì hoãn sau ngày 29/3/2019 để thông qua luật mới, tờ The Sun cho biết ngày 15/9 vừa qua. Tuy nhiên, điều này đã bị bác bỏ ngay lập tức bởi bà May.

Cẩm Anh