Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (kỳ I): Cẩn trọng với đầu tư và “bẫy nợ”
Việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài vào cơ sở hạ tầng theo sáng kiến “Vành đai và Con đường” đã và đang khiến không ít quốc gia mắc nợ với nước này.
Báo cáo từ Bộ Thương mại Trung Quốc (MoC) cho biết trong năm 2017, các nhà đầu tư nước này đã rót tổng cộng 120 tỷ USD vào 6.236 doanh nghiệp tại 174 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tập trung vào nhiều lĩnh vực
Theo MoC, Trung Quốc luôn khuyến khích doanh nghiệp nước này đầu tư vào các quốc gia nằm trong khuôn khổ của Sáng kiến "Vành đai và Con đường” (BRI). Số liệu thống kê của MOC cho thấy, trong năm 2017, hoạt động đầu tư trực tiếp phi tài chính (ODI) của Trung Quốc đổ vào các quốc gia nằm trong khuôn khổ BRI tiếp tục được mở rộng với tổng trị giá 14,36 tỷ USD, chiếm 12% tổng lượng ODI của quốc gia này và cao hơn so với mức 8,5% năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?
16:01, 23/08/2018
Cơ hội và thách thức từ sáng kiến "Vành đai và Con đường"
11:06, 04/05/2018
Sáng kiến Vành đai và Con đường định hình quan hệ quốc tế của châu Á
05:09, 10/04/2018
Bác tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông “vỡ” tiến độ đến 2021
01:18, 31/03/2018
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trả nợ Trung Quốc 650 tỷ mỗi năm
09:44, 27/01/2018
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và món nợ 650 tỷ đồng/năm
09:38, 24/01/2018
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Bài học đã thuộc?
05:14, 22/09/2017
Những lần "lỗi hẹn" của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
07:40, 19/09/2017
Nhiều nước nhận vốn vay của Trung Quốc đã lâm vào tình trạng khó khăn từ “căn bệnh” đam mê các dự án hoành tráng mà xem nhẹ tính hiệu quả trên thực tế. Trong sáng kiến BRI, đường ống khí đốt đến Kyaukpyu của Myanmar sử dụng chưa đến một phần ba công suất thiết kế kể từ ngày khánh thành vào năm 2013, trong khi phải dùng ít nhất một nửa công suất mới hòa vốn. Còn đường ống dẫn dầu chạy qua nước này để nối vào Côn Minh (Trung Quốc) thì đến năm 2017 mới có lô dầu đầu tiên. Chi phí cho hai dự án này ngốn của Myanmar 2,5 tỷ USD.
Để hạn chế gánh nặng tài chính do việc vay vốn từ Trung Quốc, Việt Nam cần đầu tư đúng trọng điểm; chuyển từ đấu thầu theo giá thấp sang cách tiếp cận đầu tư theo chi phí vòng đời của công trình.
Tại Nam Á, Sri Lanka là quốc gia nhận được nhiều “ưu ái” từ sáng kiến BRI, chỉ sau Pakistan. Trung Quốc đã đầu tư 1,2 tỷ USD cho cảng Hambantota và 290 triệu USD để xây sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa, cách Hambantota chừng 30 km. Nhưng sau khi hoàn thành, sân bay này chỉ có 5 chuyến bay mỗi tuần phục vụ vài trăm hành khách. Tình thế éo le hiện nay của quốc đảo này là chính phủ phải dùng hơn 90% nguồn thu mỗi năm của quốc gia để trả nợ cho Trung Quốc, nhưng hầu như chẳng phục vụ lợi ích gì rõ rệt cho trong nước. Ngoài ra, Sri Lanka còn phải trả nợ Trung Quốc bằng cách cho quốc gia này thuê cảng Hambantota trong 99 năm.
Lào và Campuchia cũng là hai quốc gia Đông Nam Á tham gia tích cực nhất vào sáng kiến BRI, đồng thời là quốc gia có tốc độ tăng trưởng vay nợ từ Trung Quốc lớn nhất. Theo IMF, năm 2016 nợ vay Trung Quốc chiếm hơn 40% GDP Lào và hơn 25% GDP của Campuchia...
Bài học cho Việt Nam
Vốn vay ODA Trung Quốc tại Việt Nam thường có lãi suất 3%/năm, cao hơn mức lãi vay từ các thị trường khác như Nhật Bản (0,4-1,2% tùy vào thời hạn vay); Hàn Quốc (0-2% tùy theo điều kiện đấu thầu) hay Ấn Độ (1,75%/ năm).
Vấn đề thực sự của các quốc gia khi nhận vốn vay Trung Quốc là chính phủ mắc nợ, lợi nhuận rơi vào tay các Cty Trung Quốc, còn mức độ cải thiện đời sống của người dân địa phương không rõ ràng.
Lãi suất quá cao là lý do chủ yếu khiến các khoản vay Trung Quốc trở nên đắt đỏ đối với quốc gia tiếp nhận. Chưa kể, vay vốn từ Trung Quốc sẽ phải chịu phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%. Đối với vay thương mại, dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) với mức đầu tư 2 tỷ USD dự kiến vay vốn Trung Quốc cũng phải chịu lãi suất vay từ nguồn tín dụng thương mại là 10,86%/năm.
Quan sát cách cho vay của Trung Quốc cũng như hiệu quả tiếp nhận vốn của các quốc gia trên thế giới có thể rút ra một số bài học như: (i) Quan tâm đến hiệu quả kinh tế thực sự của các dự án lớn; (ii) Chú trọng vòng đời vận hành của các dự án hơn là chăm chăm vào chi phí bỏ thầu thấp của Trung Quốc; (iii) Tránh việc trở thành con nợ chung thân của Trung Quốc với các điều khoản vay nặng nề; (iv) Chú trọng vấn đề môi trường; (v) Đảm bảo sinh kế của người dân tại nơi có dự án Trung Quốc.
Ngoài ra, để hạn chế các gánh nặng tài chính khổng lồ do việc vay vốn từ Trung Quốc, Việt Nam cần đầu tư đúng trọng điểm; chuyển từ đấu thầu theo giá thấp sang cách tiếp cận đầu tư theo chi phí vòng đời của công trình. Bên cạnh đó, cần nâng cao việc giám sát thi công và chất lượng công trình để tránh việc thời gian thi công bị kéo dài. Ngoài ra, cần chống tham nhũng, hạn chế tình trạng thất thoát tài sản từ đầu tư công.