OPEC và Nga "bỏ ngoài tai" đề nghị tăng sản lượng dầu của Mỹ
Lãnh đạo OPEC, Saudi Arabia và Nga đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ hành động gia tăng sản lượng dầu thô nào ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi "xoa dịu" thị trường dầu.
Giá dầu thô Brent đã đạt 80 USD/thùng trong tháng này, khiến Tổng thống Trump phải nhắc lại yêu cầu của ông rằng OPEC cần giảm giá dầu.
Có thể bạn quan tâm
Các nước tiêu thụ dầu mỏ châu Á cần có tiếng nói ở OPEC
04:31, 27/06/2018
Muốn "giữ giá", OPEC+ vẫn e dè khi tăng sản lượng khai thác dầu mỏ
06:17, 24/06/2018
OPEC có đạt được thỏa thuận tăng sản lượng dầu mỏ?
04:42, 22/06/2018
Tuyên bố của Trump không phải là lời chỉ trích đầu tiên của ông về OPEC. Bởi giá xăng dầu tăng cao sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ, khiến đảng Cộng hòa có thể "mất điểm" trong cuộc bầu cử Quốc hội vào giữa tháng 11 tới.
"Chúng tôi bảo vệ các nước Trung Đông, họ sẽ không an toàn trong thời gian dài nếu không có chúng tôi, nhưng họ vẫn tiếp tục đẩy giá dầu cao hơn và cao hơn! OPEC phải hạ giá xuống ngay bây giờ!", Tổng thống Mỹ đã viết trên Twitter.
Ngay lập tức, Iran- nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, đã cáo buộc Tổng thống Trump dàn xếp việc tăng giá dầu bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran và cáo buộc đối thủ của nước này trong khu vực là Saudi Arabia đã cúi đầu trước áp lực của Mỹ.
Bộ trưởng dầu mỏ của Iran, Bijan Zanganeh, nói rằng dòng tweet của Tổng thống Mỹ là sự sỉ nhục lớn nhất đối với các đồng minh của Washington ở Trung Đông.
Trong khi đó, một số thành viên OPEC và Nga vẫn một mực cho rằng hiện nay chưa phải là lúc tăng sản lượng dầu mỏ.
"Chúng tôi sẽ không làm gì ảnh hưởng đến giá dầu thô", Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia nói với các phóng viên tại Algiers trước một cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng OPEC và các nước ngoài OPEC.
Ông Falih cho biết Saudi Arabia có đủ khả năng tăng sản lượng dầu nhưng hiện tại không cần phải có bất kỳ động thái nào.
"Thông tin tôi nắm được là các thị trường đang được cung cấp đầy đủ dầu. Đến thời điểm này, tôi chưa thấy bất kỳ nhà máy lọc dầu nào trên thế giới đang thiếu dầu thô để lọc", ông Falih tuyên bố.
Đồng tình với Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, Nga sẽ không tăng sản lượng ngay lập tức, mặc dù ông tin rằng cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran đang tạo ra những thách thức mới cho thị trường dầu mỏ.
Tìm cách đảo ngược sự sụt giảm của giá dầu bắt đầu vào năm 2014, OPEC, Nga và các đồng minh khác đã quyết định vào cuối năm 2016 cắt giảm sản lượng dầu mỏ khoảng 1,8 triệu thùng/ngày. Đến tháng 6 năm nay, họ đồng ý tăng sản lượng dầu mỏ khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng thực tế cho thấy họ vẫn chưa đạt được mục tiêu đó.