Hai “gọng kìm” của Trung Quốc Kỳ II: Bài học về vay nợ của Bắc Kinh

Thuỵ Vân 24/09/2018 11:01

Những bất cập phát sinh từ những quốc gia đang vay nợ Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) là bài học cảnh tỉnh cho các quốc gia có quan hệ tín dụng với Bắc Kinh.

Có ý kiến cho rằng Trung Quốc đã rất thành công trong việc mở rộng sáng kiến BRI sang tới tận châu Phi, nhưng cũng có không ít ý kiến nghi ngờ sự hợp tác này của Trung Quốc là một cãi bẫy vô hình.

p/Do không trả được nợ, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm.

Do không trả được nợ, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm.

Mục tiêu của Trung Quốc

Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD) vừa công bố công trình điều tra nghiên cứu về sáng kiến BRI, và đưa ra kết luận rằng những quốc gia nhỏ, như Pakistan, Sri Lanka, Djibuti, Kyrgyzstan, Lào, Montenegro, Mông Cổ và Tajikizstan... dễ dàng bị sa vào "bẫy nợ" của Trung Quốc. Campuchia, Maldives, Kazakhstan và một số quốc gia châu Phi bị bản báo cáo này liệt vào danh sách "có nguy cơ rất cao".

Có thể bạn quan tâm

  • Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (kỳ I): Cẩn trọng với đầu tư và “bẫy nợ”

    Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (kỳ I): Cẩn trọng với đầu tư và “bẫy nợ”

    04:01, 22/09/2018

  • Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?

    Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?

    16:01, 23/08/2018

  • Cơ hội và thách thức từ sáng kiến

    Cơ hội và thách thức từ sáng kiến "Vành đai và Con đường"

    11:06, 04/05/2018

  • Sáng kiến Vành đai và Con đường định hình quan hệ quốc tế của châu Á

    Sáng kiến Vành đai và Con đường định hình quan hệ quốc tế của châu Á

    05:09, 10/04/2018

  • Làm chủ cuộc chơi với dòng vốn đầu tư Trung Quốc

    Làm chủ cuộc chơi với dòng vốn đầu tư Trung Quốc

    07:00, 04/04/2018

  • Rào chắn cơn bão đầu tư Trung Quốc

    Rào chắn cơn bão đầu tư Trung Quốc

    13:00, 30/08/2017

  • Thị trường đồ gia dụng Việt

    Thị trường đồ gia dụng Việt "hút" nhà đầu tư Trung Quốc

    18:47, 19/07/2017

Chỉ số quan trọng nhất được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro đối với các đối tác này là khối lượng vay nợ Trung Quốc. Chẳng hạn như Trung Quốc đã đổ vào Pakistan gần 70 tỷ USD, có những dự án đầu tư với lãi suất trên 5%. Ở Djibuti, tiền vay của Trung Quốc chỉ 1,4 tỷ USD, nhưng bằng 75% GDP của quốc gia này. Hay như đối với Kyrgyzstan, mức độ vay nợ Trung Quốc của nước này là 37% GDP năm 2016-2017, nhưng đến nay được dự báo đã lên tới hơn 70%.

Trung Quốc bỏ khối lượng tiền lớn ra cho các đối tác vay ưu đãi cũng như không có ưu đãi về lãi suất. Nếu các đối tác này có đủ khả năng trả nợ Trung Quốc thì không sao.

 Đàm phán cẩn trọng, giảm thiểu rủi ro về kinh tế và tài chính, xác định đúng mục tiêu hợp tác, không được để đội vốn trong thực hiện dự án... là bài học trong hợp tác với Trung Quốc tại nhiều quốc gia.

Ngược lại, một số đối tác đã phải trả giá đắt cho Trung Quốc bằng cái khác, như Skri Lanka phải cho Trung Quốc thuê cảng nước sâu Hambantota tới 99 năm, đúng bằng khoảng thời gian Trung Quốc khi xưa để cho thực dân Anh quản lý Hồng Kông. Cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc dùng không ít thủ thuật trong đàm phán ký kết thoả thuận để dần đẩy các đối tác vào cái gọi là "bẫy nợ".

Tuy nhiên, sẽ không khách quan nếu cho rằng mục đích của Trung Quốc với kiểu hợp tác với các nước châu Phi, hay với sáng kiến BRI là giăng ra cái “bẫy nợ”. Bởi mục tiêu thực sự của Trung Quốc là cung ứng nguyên vật liệu và thị trường, là vai trò và ảnh hưởng kinh tế để rồi từ đó có được cả vai trò và ảnh hưởng chính trị, là công ăn việc làm cho người dân Trung Quốc ở nước ngoài, là cạnh tranh chiến lược với các đối tác và sâu xa hơn nữa là vai trò và ảnh hưởng chính trị của thế giới. Trong việc thực hiện những mục tiêu này, Trung Quốc sử dụng triệt để những ưu thế nổi trội của mình về tài chính để quốc gia này được lợi nhưng các đối tác cũng có lợi.

Đàm phán thận trọng

Sáng kiến BRI được thiết kế đi qua 68 quốc gia và ngốn lượng vốn đầu tư khổng lồ. Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác với các nước ở châu Phi, khu vực Mỹ Latinh, các đảo quốc nhỏ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều kiện cụ thể của Trung Quốc đối với từng đối tác rất khác nhau.

Bởi vậy, không thể vì những trường hợp riêng rẽ mà quy chụp chung cho cả chính sách và mưu tính của Trung Quốc. Nhưng những trường hợp riêng lẻ này đủ để gióng lên hồi chuông báo cảnh tỉnh rằng hợp tác quốc tế có hai mặt của nó, nên các đối tác phải luôn tỉnh táo và thận trọng, suy tính lợi ích lâu dài, chứ không được nhìn về trước mắt. Tân Thủ tướng Malaysia Mohamed Mahathir đã rất thực tế và bản lĩnh khi xem xét và rút lại một số dự án hợp tác với Trung Quốc với lý do khiến Trung Quốc không thể bộc lộ được phản ứng gì khác ngoài phải thông cảm là Malaysia không có đủ khả năng tài chính để trả nợ.

Đàm phán cẩn trọng, thoả thuận kín kẽ, giảm thiểu rủi ro về kinh tế và tài chính, xác định đúng mục tiêu hợp tác, không được để đội vốn trong thực hiện dự án, tránh mô hình hợp tác "vay vốn của Trung Quốc nhưng do Trung Quốc thực hiện"... là những bài học đắt giá trong hợp tác với Trung Quốc ở nhiều nước đối tác của quốc gia này.

Cách thức hợp tác của Trung Quốc với các đối tác bị bên ngoài, đặc biệt các nước phương Tây, coi là không minh bạch và không theo đúng thông lệ quốc tế. Hàm ý ở đây là những tiêu chí của Trung Quốc không ngặt nghèo mà lỏng lẻo, dễ dàng chứ không khó khăn nên rất hấp dẫn đối với các đối tác, khiến các đối tác khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ mà nhanh chóng “bập” ngay vào. Bởi vậy các quốc gia khi vay vốn của Trung Quốc cần phải thận trọng trong đàm phán, tránh bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Thuỵ Vân