GDP của ASEAN-5 được dự báo giảm xuống mức 4,9% năm 2018
Theo kết quả của cuộc khảo sát mới đây của Nikkei, các chuyên gia kinh tế đã hạ dự báo GDP năm 2018 của 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á xuống mức 4,9%.
Cụ thể, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) và Nikkei đã tiến hành khảo sát từ ngày 7 đến ngày 27 tháng 9/2018, thu thập 46 câu trả lời từ các nhà kinh tế và các nhà phân tích ASEAN và Ấn Độ về dự báo GDP của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Theo đó, các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát đã dự báo GDP của các quốc gia này trong năm 2018 sẽ giảm 0,1% xuống 4,9% trong năm 2018.
Các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng, xuất khẩu trong khu vực sụt giảm, các đồng tiền liên tục lao dốc, việc tăng lãi suất trong khu vực sẽ đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam đang bỏ lỡ thị trường 650 triệu dân của ASEAN
16:40, 11/10/2018
Nhiều "rào cản" phát triển kinh tế nông nghiệp ASEAN
13:00, 11/10/2018
“Cần có cam kết đủ mạnh và sự đầu tư thích đáng cho phát triển nông nghiệp ASEAN”
09:45, 08/10/2018
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40
05:45, 08/10/2018
Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN
19:51, 28/09/2018
Hệ thống An sinh xã hội khu vực ASEAN trong bối cảnh CMCN 4.0: Cơ hội và thách thức
06:31, 20/09/2018
Tiềm năng phát triển kinh tế số tại ASEAN
22:19, 18/09/2018
Hệ thống an sinh xã hội ASEAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
12:24, 18/09/2018
Nhật Bản “xoay dòng” vốn đầu tư sang ASEAN
04:30, 16/09/2018
Tăng trưởng kinh tế của Indonesia, Malaysia và Philippines đã chạm đáy trong bối cảnh tăng trưởng trung bình của khu vực ASEAN-5 sụt giảm trong năm. Cụ thể, GDP năm 2018 của khu vực ASEAN sẽ thấp hơn mức 5,0% đã đạt được trong năm 2017. Bước sang năm 2019, GDP của khu vực này lại tiếp tục giảm 0,2% xuống còn 4,8%.
Hiện tại, nhiều nền kinh tế châu Á vẫn tăng trưởng tương đối ổn định bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, cũng như áp lực nặng nề từ các thị trường mới nổi như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia kinh tế Wisnu Wardana của Ngân hàng Danamon của Indonesia nói rằng: Chưa có bất kỳ tác động rõ ràng nào từ cuộc chiến thương mại đến nền kinh tế Indonesia. Trong khi đó, ông Jonathan Ravelas – chuyên gia kinh tế trưởng của BDO Unibank, đánh giá nền kinh tế Philippines vẫn đang tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tốc độ tăng trưởng giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN-5 là không giống nhau. Nền kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ tăng trưởng 0,2% điểm lên mức 4,6% trong năm 2018 do xuất khẩu của quốc gia này vẫn rất mạnh. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Philippines năm 2018 được dự báo ở mức 6,4%, mức cao nhất trong số các nước ASEAN, tuy nhiên vẫn thấp hơn 0,4% so với dự báo trước đó. Lạm phát và đồng Peso yếu được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Tại Malaysia, các chính sách của Thủ tướng Mahathir Mohamad đang “thổi một luồng sinh khí mới” vào nền kinh tế của quốc gia này, bao gồm quyết định bãi bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ trong tháng 6, cũng như các kế hoạch phát triển các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2018 của Malaysia đã được dự báo giảm 0,4% xuống còn 4,9%.
Ở khu vực Nam Á, tăng trưởng của Ấn Độ cho năm tài khóa 2018-2019 được dự báo vẫn không thay đổi ở mức 7,4%. Theo các nhà kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 là khá ấn tượng.
Nhiều đồng nội tệ của các quốc gia trong khu vực đều giảm giá mạnh so với đồng USD. Đồng rupiah (Indonesia), đồng peso (Phillipines) và đồng rupee (Ấn Độ) lần lượt giảm 3,6%, 1,4% và 5,8%, trong tháng 7-9 và khoảng 10%, 9% và 14% trong giai đoạn 9 tháng đầu năm nay.
Các ngân hàng trung ương của Indonesia, Philippines và Ấn Độ đã nhiều lần áp dụng chính sách tăng lãi suất trong năm nay để bảo vệ đồng nội tệ của họ và duy trì ổn định tỷ giá. Một số nhà kinh tế kỳ vọng tỷ giá đồng Rupiad và đồng Rupee có thể sẽ được phục hồi vào cuối năm nay.