Trung Quốc sẽ dùng “vũ khí” nào để tiếp tục đối phó với Mỹ?
Cho đến nay, chính quyền Trump đã áp thuế quan đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, ảnh hưởng đến hơn 5.000 sản phẩm của quốc gia này.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẵn sàng áp thêm thuế với 267 tỷ USD hàng hóa khác của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Nếu quyết định này được ban hành, thì tất cả các hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, đều bị áp thuế suất cao.
Nếu dùng thuế quan đấu với Mỹ, thì Trung Quốc sẽ không đủ "đạn". Vậy quốc gia này sẽ dùng công cụ nào để đối phó với Mỹ?
Là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ đối với một số loại hàng hóa, Trung Quốc có thể tiến hành phản công toàn diện đối với hàng loạt sản phẩm ngành công nghiệp chủ lực của Mỹ như máy bay, xe hơi... Đặc biệt, các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc sẽ là đích ngắm đầu tiên.
Theo ông Kenneth Jarrett, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Thượng Hải, 3/4 số thành viên của tổ chức của ông sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, khi hầu hết các công ty thành viên đang có hoạt động sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam
06:00, 28/09/2018
Thịt heo Mỹ ồ ạt "chạy" sang Việt Nam để "né" chiến tranh thương mại?
11:00, 27/09/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung: Việt Nam có nên tận dụng xuất khẩu sang thị trường Mỹ?
11:05, 26/09/2018
Chứng khoán toàn cầu lại “lao đao” vì chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
15:01, 25/09/2018
Việc nắm giữ vị trí công xưởng của thế giới trong một thời gian dài đã biến Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất cho hàng loạt các tập đoàn không chỉ của Mỹ mà còn của các cường quốc đồng minh với Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ lợi dụng điểm này để tấn công trực tiếp và gián tiếp tới nền kinh tế Mỹ.
Mặt khác, Trung Quốc có thể đẩy Mỹ ra khỏi vị trí đối tác lớn nhất của nước này. Là thị trường tiêu thụ lớn của thế giới, Trung Quốc sở hữu một lượng lớn đối tác thương mại để thay thế cho Mỹ. Theo đó, Mỹ sẽ mất đi thị trường có quy mô lớn nhất thế giới với số lượng tầng lớp trung lưu khổng lồ.
Một công cụ khác mà Trung Quốc có thể sử dụng là tăng tầm ảnh hưởng của sáng kiên “Vành đai và Con đường” để khống chế các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm hạn chế giao dịch thương mại với Mỹ; đồng thời tách Mỹ ra khỏi các đồng minh ở châu Âu và châu Á.
Giới quan sát cho rằng nếu Mỹ muốn đáp trả Trung Quốc mạnh hơn nữa, họ cần một liên minh vững vàng. Tuy nhiên, thay vì thành lập một liên minh chặt chẽ, Tổng thống Trump có xu hướng “xé lẻ” và lựa chọn thái độ khiêu khích để công kích Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã cáo buộc Tổng thống Mỹ "bắt nạt" Trung Quốc vì những chiến thuật hung hăng và khẳng định sẽ "vươn lên" nếu mọi thứ leo thang hơn nữa.
"Trung Quốc không muốn có một cuộc chiến thương mại, nhưng sẽ không nhượng bộ nếu Mỹ tiếp tục gây hấn," ông Zhong Shan, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết.
Cùng với việc tăng thuế quan, tương tác giữa hai bên ngày càng trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có cuộc trao đổi không mấy vui vẻ với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong một chuyến công du vừa qua tới Bắc Kinh.
Ngoài những căng thẳng leo thang trong thương mại, Bộ Tài chính Mỹ đã bày tỏ lo ngại mới về việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, một hành động mà họ tin rằng Bắc Kinh đang sử dụng để tăng cường lợi thế của mình bằng cách làm cho hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.
Trump cũng đã thường xuyên chỉ trích Trung Quốc vì tin rằng Bắc Kinh đang làm suy yếu tiền tệ của mình để làm cho xuất khẩu Trung Quốc cạnh tranh hơn.