Quan hệ Mỹ - Saudi Arabia và đạo luật Magnitsky
Kinh tế Mỹ không thể tăng trưởng, thậm chí suy thoái nếu nguồn cung dầu mỏ trên toàn cầu trở nên khan hiếm.
Đạo luật Magnitsky có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia trong thời điểm này nếu như được thi hành.
Năm 2009, một kế toán người Nga có tên là Sergei Magnitsky đã vạch trần một phi vụ gian lận thuế cực lớn của các quan chức cấp cao nước này. Sau đó, Magnitsky được phát hiện bị chết trong phòng giam vì bị tra tấn và không được chăm sóc y tế.
Năm 2012, Hoa Kỳ thông qua một đạo luật mang tên Magnitsky nhằm mục đích trừng phạt một loạt quan chức cao cấp của Nga bị cáo buộc gây ra vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Sau đó, Quốc hội Mỹ tiếp tục nhân rộng đạo luật này trên phạm vi toàn cầu để trừng phạt bất cứ kẻ nào vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Đây là đạo luật hiếm hoi nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Cách đây vài tuần, một nhà báo gốc Saudi Arabia, ông Jamal Khashoggi, đang làm việc cho tờ Bưu điện Washington bỗng dưng mất tích sau khi đi vào lãnh sứ quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ.
Đáng chú ý Khashoggi sống lưu vong tại Mỹ, từng lên tiếng chỉ trích chính quyền nơi quê hương ông. Đây là lý do để Tổng thống Trump có thể kích hoạt đạo luật Magnitsky nhằm vào đất nước được mệnh danh “vua dầu lửa”.
Có thể bạn quan tâm
Saudi Arabia sẽ sử dụng "vũ khí dầu mỏ" nếu căng thẳng với Mỹ leo thang?
05:40, 23/10/2018
Saudi Arabia tuyến bố sẽ trừng phạt kẻ giết nhà báo Khasoggi
06:36, 22/10/2018
Iran đe dọa cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ trong khu vực
04:30, 06/07/2018
Các nước tiêu thụ dầu mỏ châu Á cần có tiếng nói ở OPEC
04:31, 27/06/2018
Muốn "giữ giá", OPEC+ vẫn e dè khi tăng sản lượng khai thác dầu mỏ
06:17, 24/06/2018
OPEC có đạt được thỏa thuận tăng sản lượng dầu mỏ?
04:42, 22/06/2018
Yếu tố nào sẽ tác động mạnh đến thị trường dầu mỏ thế giới?
05:40, 12/03/2018
Dĩ nhiên, dư luận quốc tế không quên đặt câu hỏi, vì sao nước Mỹ cảm thấy sốt sắng trong trường hợp này? Ông Khashoggi có phải chỉ là một nhà báo “thông thường”? Nội tình còn lẩn khuất phía sau câu chuyện này là gì?
Rất khó để trả lời hết loạt câu hỏi trên, nhưng không thể quên rằng nước Mỹ nổi tiếng với “chủ nghĩa thực dụng”. Động thái cấp tập của ông Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không thể không có mục đích cao xa nào đó (!?). Đặc biệt hơn, người đứng đầu Nhà trắng đang "nhức đầu" bởi hai nhiệm vụ quan trong nhất lúc này là chiến tranh thương mại với Trung Quốc và cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đang đến rất gần. Do đó, cần thêm thời gian để biết được ông Khashoggi thực sự là ai, nhân vật này có vai trò như thế nào với Hoa Kỳ?.
Vấn đề được quan tâm nhất lúc này là, nếu Washington trừng phạt Saudi Arabia thì điều gì sẽ xảy ra, tác động thế nào đến cục diện Trung Đông và thế giới? Saudi Arabia là cường quốc tầm trung, giàu có văn minh nhờ nguồn dầu mỏ khổng lồ, đồng thời là một trong những miền đất yên bình và trù phú nhất giữa Trung Đông luôn bất ổn.
Saudi Arabia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, là thành viên quan trọng nhất trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Đương nhiên, nước này trở thành nơi đấu nối hầu hết các dòng chảy năng lượng ra quốc tế. Điều đó có nghĩa, dầu mỏ là "con át chủ" để người Ả rập mặc cả với thế giới, nếu bị Hoa Kỳ “làm khó” thì những van dầu sẽ bị khóa lại. Khi đó, nền kinh tế bị ảnh hưởng đầu tiên và lớn nhất chính là Mỹ và hàng loạt quốc gia công nghiệp khác.
Biến dầu mỏ thành vũ khí là cách các quốc gia Trung Đông thường làm mỗi khi đối đầu với phương Tây. Trước đây, Iran, Iraq, Kuwait, Algieria… ngưng xuất khẩu dầu tạo ra cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng năm 1973 để chống lại Mỹ, nhằm phản đối việc nước này ủng hộ đồng minh Israel.
Kịch bản giá dầu leo thang hoàn toàn có thể xảy ra nếu khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Saudi Arabia không được giải quyết ổn thỏa. Điều đó sẽ tiếp thêm mồi lửa khiến căng thẳng ở Trung Đông bùng cháy dữ dội hơn, bơm thêm động lực bài phương Tây từ thế giới Ả rập, liền kề sau đó dĩ nhiên là súng đạn được tuồn vào đây để giải quyết mâu thuẫn, con đường quen thuộc mà Mỹ và NATO đã và đang làm với Iraq, Iran, Lybia, Syria...
Nhưng, liệu Washington có thấy cần thiết phải áp dụng một lệnh trừng phạt lên Saudi Arabia? Khác với cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, Saudia Arbia giờ đây đã trở thành đồng minh thân cận của Mỹ.
Kinh tế Mỹ không thể tăng trưởng, thậm chí suy thoái nếu nguồn cung dầu mỏ trở nên khan hiếm. Ngược lại, Saudi Arabia hiện là khách hàng mua vũ khí lớn nhất nhì thế giới, dĩ nhiên bên bán nhiều nhất lại là Mỹ.
Washington đang bước vào thời kỳ đen tối trong quan hệ với Bắc Kinh - một đối tác và đối thủ chiến lược. Do đó, ông Trump có thể sẽ không dại gì tiếp tục làm phật lòng các đồng minh, kể cả Saudi Arabia.