Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: số 7 có mang lại may mắn cho Trung Quốc?
Đây là tỷ giá giữa đồng CNY so với đồng USD trong suốt một thời gian qua. Nếu mốc tỷ giá này tiếp tục được duy trì trong 2019, Nikkei cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt với một năm hỗn loạn?
Trong một thời gian dài, việc phá giá đồng CNY được Trung Quốc coi là một thứ vũ khí lợi hại để đối phó với Mỹ. Thế nhưng dường như ông Tập Cận Bình đang “chơi dao bị đứt tay”. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chia sẻ Trung Quốc kỳ vọng có thể nhập khẩu 30 nghìn tỷ USD hàng hóa và 10 nghìn tỷ USD đối với các sản phẩm dịch vụ trên toàn cầu để chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đây được xem là một con số ấn tượng. Thế nhưng, con số duy nhất, thực sự có ý nghĩa đối với cuộc chiến Mỹ - Trung trong thời điểm hiện tại lại là con số 7 – theo phân tích của Nikkei.
Mặc dù không thể phủ nhận, mức giảm 10% của đồng CNY kể từ tháng 4 vừa qua đã mang lại một số lợi ích cho Trung Quốc, thế nhưng sự tăng trưởng của Đại lục đang sụt giảm, do các mức thuế quan của Trump đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu của quốc gia này. Ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc có thể tăng trưởng ở mức 6,5% thì tình hình cũng không mấy khả quan.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại có thể làm giảm mức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc và châu Á
22:55, 10/11/2018
Ngành nào chịu tác động mạnh từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?
04:01, 09/11/2018
Đón cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
11:01, 08/11/2018
Kinh tế Trung Quốc suy giảm vì chiến tranh thương mại
07:27, 21/10/2018
Trung Quốc cam kết không can thiệp vào tỷ giá nhân dân tệ
04:30, 14/10/2018
Nhà Trắng muốn giải quyết vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ bằng đối thoại
00:00, 07/08/2007
Sự suy yếu của tỷ giá hối đoái dường như là một phản ứng hợp lý với diễn biến thị trường khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng lãi suất. Áp lực này sẽ bị cộng hưởng hay giảm nhẹ còn phụ thuộc nhiều vào biến động của đồng CNY. Trong khi đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) liên tiếp “nới” van tín dụng như một động thái để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ lâu, việc phá giá đồng CNY được xem là một trong những vũ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhưng có nhiều lý do khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần phải lưu tâm, nếu không muốn “chơi dao bị đứt tay”.
Với kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ tuần qua, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ không có nhiều thay đổi. Kết quả sau cuộc bầu cử giữa kỳ có thể đặt thách thức cho Tổng thống Donald Trump trong một số lĩnh vực như chi tiêu quân sự, các giao dịch kinh doanh quốc tế. Song, trên phương diện chính sách thương mại, lĩnh vực có ảnh hưởng bậc nhất đến nền kinh tế toàn cầu, người đứng đầu Nhà Trắng vẫn có quyền thiết lập và thực hiện các chính sách, bất kể lưỡng viện nước này bị chia rẽ hay không.
Theo giới quan sát, lưỡng viện không có nhiều quyền lực trong việc kiểm soát chính sách thương mại. Thay vào đó, ông chủ Nhà Trắng có quyền lớn để hành động đơn phương, điều đó đồng nghĩa rằng ông Trump có thể "tiếp tục thúc đẩy các chính sách thương mại của mình".
Sự tuột dốc không phanh của đồng CNY vào lúc này có thể gây tổn thương cho cho nền kinh tế Trung Quốc vốn đang tăng trưởng chững lại do các khối nợ trong nền kinh tế quá lớn. Đồng CNY giảm giá mạnh sẽ khiến chi phí trả các khoản nợ vay bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng lên.
Khi Trung Quốc phá giá CNY vào năm 2015, nhiều nhà đầu tư và các công ty ở Trung Quốc đã bán tháo đồng CNY để mua các ngoại tệ và chuyển tiền ra các tài khoản ở nước ngoài hoặc đầu tư vào các tài sản ở nước ngoài. Hiện tượng này, được gọi là dòng vốn tháo chạy (capital flight), là một biểu hiện cho thấy các nhà đầu tư không còn tin tưởng vào nền kinh tế trong nước.
Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn, chẳng hạn hạn chế mức chuyển tiền của người dân và các nhà đầu tư ra nước ngoài, để ngăn chặn dòng vốn tháo chạy, đe dọa tăng trưởng kinh tế. Các biện pháp kiểm soát vốn như vậy và sức khỏe nền kinh tế toàn cầu phần nào được cải thiện hiện nay có thể cho phép Trung Quốc tiến hành một đợt phá giá đồng CNY nữa mà không gây ra nhiều biến động lớn. Song đó là quyết định rất khó khăn một phần là vì các nhà đầu tư và các công ty ở Trung Quốc luôn tìm được những cách để luồn lách các quy định kiểm soát dòng vốn tháo chạy.
Theo ông Brad Setser từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) ở New York: “Thực hiện phá giá đồng CNY có kiểm soát là một trong những bước đi chính sách khó vận dụng nhất đối với mỗi ngân hàng trung ương. Bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm soát vốn và dự trữ ngoại hối (bán trái phiếu chính phủ Mỹ), Trung Quốc có thể phá giá CNY một lần nữa nhưng rủi ro ở đây là đồng CNY suy yếu được xem như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc không thể ổn định nền tài chính nước này”.
Trong bối cảnh đó, Chuyên gia kinh tế trưởng Robin Brooks tại Viện Tài chính quốc tế ở Washington, cho rằng nếu Trung Quốc quyết định tiếp tục phá giá CNY giữa lúc đồng USD tiếp tục tăng giá, Bắc Kinh khó mà ngăn chặn được nguy cơ dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc dù siết chặt các biện pháp kiểm soát vốn.