Chiến tranh thương mại hậu bầu cử giữa kỳ

Hàn Diệu My 15/11/2018 11:01

Sau khi đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, hành pháp Mỹ sẽ khó khăn hơn trong thúc đẩy các chương trình kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chính sách thương mại của Trump với Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng.

Tại cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vừa qua, đảng Dân chủ chiếm đa số ở Hạ viện với ít nhất 221/435 ghế, trong khi tại Thượng viện, đảng Cộng hòa vẫn chiếm 51/100 ghế.

p/Đảng Dân chủ đã giành lại Hạ viện từ tay đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ vừa qua.p/(Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Florida hôm 3/11. Ảnh: AP)

Đảng Dân chủ đã giành lại Hạ viện từ tay đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ vừa qua. (Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Florida hôm 3/11. Ảnh: AP)

Đồng thuận của lưỡng đảng

Kinh tế Mỹ có thể giảm tăng trưởng so với hiện nay, vì nhiều khả năng đảng Dân chủ sẽ không thông qua việc mở rộng kế hoạch kích thích tài khóa. Điều này, cộng với tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và việc FED đẩy mạnh tăng lãi suất cơ bản, sẽ khiến kinh tế Mỹ mất đà tăng trưởng. GDP quý 3/2018 chỉ đạt 3,5% so với cùng kỳ (quý 2 đạt 4,5%) là một minh chứng rõ nét về điều này. Nếu kinh tế Mỹ suy giảm và đảng Dân chủ tìm kiếm được người có khả năng lôi kéo quần chúng, thì nhiều khả năng ứng viên đảng Dân chủ đánh bại Trump trong cuộc đua vào chức Tổng thống Mỹ năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc bầu cử giữa kỳ liệu có ý nghĩa với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

    Cuộc bầu cử giữa kỳ liệu có ý nghĩa với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

    21:51, 07/11/2018

  • Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ: Cuộc chơi của nhà giàu

    Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ: Cuộc chơi của nhà giàu

    11:17, 07/11/2018

  • Bầu cử giữa kỳ và những ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ

    Bầu cử giữa kỳ và những ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ

    04:20, 01/11/2018

  • Bầu cử giữa kỳ định hình tương lai quan hệ Mỹ - Trung

    Bầu cử giữa kỳ định hình tương lai quan hệ Mỹ - Trung

    11:02, 16/09/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: số 7 có mang lại may mắn cho Trung Quốc?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: số 7 có mang lại may mắn cho Trung Quốc?

    11:23, 11/11/2018

  • Chiến tranh thương mại có thể làm giảm mức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc và châu Á

    Chiến tranh thương mại có thể làm giảm mức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc và châu Á

    22:55, 10/11/2018

  • Ngành nào chịu tác động mạnh từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    Ngành nào chịu tác động mạnh từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    04:01, 09/11/2018

Cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp Mỹ bắt đầu cảm nhận được tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại. Đây được xem là phép thử đối với chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Trump. Nhiều dấu hiệu cho thấy, tới đây ông Trump sẽ tập trung vào chính sách đối ngoại để định hình lại nền chính trị thế giới.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ áp thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nếu cuộc đàm phán bên lề Hội nghị G20 bất thành, khiến cuộc chiến này sẽ còn kéo dài. 

Chính sách của Mỹ với Trung Quốc sẽ không có nhiều thay đổi, vì cả hai đảng đều muốn cứng rắn với Bắc Kinh, kể cả trong vấn đề thương mại. Trong khi đó, ông Trump đã thẳng thừng điểm mặt Bắc Kinh “cướp” công ăn việc làm của người lao động Mỹ, “đánh cắp” tài sản trí tuệ của nước Mỹ, không tôn trọng luật chơi… và sứ mệnh cử tri Mỹ giao cho ông là phải thẳng tay trừng phạt Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo sau bầu cử vào sáng ngày 7/11/2018, ông Trump mong rằng cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh có thể góp phần khắc phục sự chia rẽ nghiêm trọng trong xã hội Mỹ. “Nay công việc đã trở lại với nước Mỹ, các khoản thuế người Trung Quốc phải trả cho nước Mỹ sẽ được sử dụng cho lợi ích nước Mỹ… Điều tôi muốn thực hiện là đoàn kết và hợp tác lưỡng đảng để phục vụ nước Mỹ”, ông Trump nhấn mạnh.

Cuộc chiến chưa có hồi kết

Tổng thống Trump không muốn tiếp tục chứng kiến cảnh Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế của họ để kiểm soát toàn cầu. Dân biểu Eliot Engel, ứng cử viên cho Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy ông Trump đưa ra các chính sách hà khắc hơn đối với Nga, Saudi Arabia và Triều Tiên. Nhưng với Trung Quốc và Iran, ông thừa nhận rằng họ không thể làm gì nhiều để thay đổi nguyên trạng. Về chiến tranh thương mại, đảng Dân chủ muốn ông Trump phải giải trình nhiều hơn về mức thuế đánh trên các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong khi cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson cho rằng, Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Không nước nào có thể “ly hôn” với một quốc gia quan trọng như vậy. “Nếu Mỹ và Trung Quốc không tìm cách đạt được sự đồng thuận, thì tranh chấp thương mại giữa hai nước này sẽ tạo nên một rủi ro mang tính hệ thống to lớn. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, mà còn ảnh hưởng đến trật tự quốc tế và hoà bình thế giới”, ông Paulson nhấn mạnh.

Dự kiến ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm để giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina vào cuối tháng 11 này. Tuy nhiên, hai nước khó có thể giải quyết được bất đồng thương mại hiện nay khi phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ Nhập cảng Quốc tế vừa qua, ông Tập Cận Bình ngầm ám chỉ Trump sử dụng luật rừng khi áp dụng chính sách kinh tế làm phương hại cho kinh tế của các nước khác, khiến kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này cho thấy ông Tập chưa sẵn sàng cho việc đàm phán thương mại với Mỹ.

Trong khi đó, đảng Dân chủ vẫn ủng hộ chủ trương phải “dằn mặt” Trung Quốc trong vấn đề thương mại. Do đó, nhiều khả năng ông Trump sẽ tiếp tục áp thuế đối với 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nếu cuộc đàm phán bên lề Hội nghị G20 bất thành, khiến cuộc chiến này sẽ còn kéo dài. Theo đó, Trung Quốc sẽ phải sử dụng đến các biện pháp khác ngoài thuế quan, như tỷ giá, trái phiếu chính phủ Mỹ, đất hiếm… để trả đũa Mỹ.

Hàn Diệu My