Italy sẽ "nối gót" Anh rời Liên minh châu Âu?
Nhiều chuyên gia cho rằng, bất đồng về thâm hụt ngân sách giữa Italy và Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn tới việc Italy "nối gót" Anh rời EU.
Đến nay, nội các chính phủ Anh đã đồng thuận với Dự thảo thỏa thuận Brexit do Thủ tướng Anh Theresa May đề xuất. Tuy nhiên, dự thảo này được dự báo sẽ khó qua "cửa ải" của Nghị viện Anh.
Trao đổi với CNBC ngày 15/11 vừa qua, cựu Thủ tướng Italy Enrico Letta cho biết một Brexit miễn cưỡng và không được giải quyết hợp lý có thể làm gián đoạn thị trường châu Âu và gây bất ổn cho Italy.
"Châu Âu có thể sẽ bất ổn hơn nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào. Điều này cũng tác động tiêu cực đến cả Italy", ông Letta cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Anh và EU nhất trí 90% thỏa thuận Brexit
16:30, 19/10/2018
Áp lực "đè nặng" lên Thủ tướng Anh khi hạn chót Brexit đến gần
04:30, 17/10/2018
Ngành công nghiệp ô tô thực hiện kế hoạch giảm thiểu tác động của quyết định Brexit
10:49, 13/10/2018
Nước Anh "lục đục" nội bộ vì Brexit
11:01, 27/09/2018
Ông Letta cho biết thêm, Brexit có thể trở thành một vấn đề mang tính hệ thống lớn đối với châu Âu nếu các nhà lập pháp ở Vương quốc Anh không thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit.
"Sự cán cân quyền lực trong các cuộc đàm phán Brexit hiện nay đang nằm trong tay đảng Lao động và đảng đối lập chính", ông Letta chia sẻ và nhấn mạnh, đảng Bảo thủ của bà May không nắm trong tay đa số tại Nghị viện, nên cần có sự đồng thuận của đảng Lao động thì mới đạt được việc thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit.
"Tôi lo lắng về sự đổ vỡ của dự thảo thỏa thuận Brexit- một thực tế Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào", ông Letta quan ngại.
Ông Letta từ chức Thủ tướng Italy vào năm 2014 sau khi đảng của ông kêu gọi thay đổi lãnh đạo. Người kế nhiệm ông là Matteo Renzi, đã bị đánh bại tại cuộc bỏ phiếu vào tháng 3 năm 2018. Sau nhiều tuần đàm phán, một chính phủ liên minh mới được thành lập, bao gồm đảng cánh hữu Lega và phong trào dân túy Five Star.
Dù có dấu hiệu chia rẽ, nhưng Liên minh này đã thống nhất kế hoạch tăng chi tiêu của chính phủ vào năm 2019. Theo đó, Italy sẽ gia tăng chi tiêu và nâng mức thâm hụt ngân sách trong năm 2019 lên mức tương đương 2,4% tổng GDP của quốc gia này. Đây là con số cao gấp 3 lần so với mức cam kết trước đây của Italy.
Sau khi đánh giá toàn bộ các chính sách của Italy, Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh mức thâm hụt ngân sách của nước này trong năm 2019 thực tế sẽ phải là 2,9% và sẽ lên tới 3,1% GDP của nước này trong năm 2020. Trong khi đó, mức trần thâm hụt ngân sách do EC đề ra chỉ là 3%. Điều này đã dẫn tới bất đồng giữa Italy và EU. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu bất đồng này không được giải quyết ổn thỏa, thì nhiều khả năng Italy sẽ là quốc gia tiếp theo rời EU.