Anh đối mặt với khủng hoảng chính trị vì Brexit
Nước Anh đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc sau khi hàng loạt quan chức trong nội các xin từ chức vì bất đồng với dự thảo thỏa thuận Brexit.
Ngày 15/11, Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May lại đón thêm một tin sốc khi Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền Rehman Chishti thông báo từ chức.
Trong đơn xin từ chức, ông Chishti cho biết ông rời nhiệm sở là do bất đồng quan điểm với dự thảo thỏa thuận Brexit vừa đạt được, và thất vọng vì Chính phủ của Thủ tướng May thiếu năng lực lãnh đạo trong vấn đề người di cư.
Có thể bạn quan tâm
Dự thảo thỏa thuận Brexit có dễ qua "cửa ải" Nghị viện Anh?
14:30, 15/11/2018
Cựu Thủ tướng Anh lên tiếng phản đối Brexit
04:30, 08/11/2018
Brexit và những tác động
06:00, 03/11/2018
Brexit phủ "bóng đen" lên FDI của Anh
04:18, 02/11/2018
Anh và EU nhất trí 90% thỏa thuận Brexit
16:30, 19/10/2018
Áp lực "đè nặng" lên Thủ tướng Anh khi hạn chót Brexit đến gần
04:30, 17/10/2018
Ngành công nghiệp ô tô thực hiện kế hoạch giảm thiểu tác động của quyết định Brexit
10:49, 13/10/2018
Nước Anh "lục đục" nội bộ vì Brexit
11:01, 27/09/2018
Trước ông Chishti đã có 4 quan chức trong nội các của Thủ tướng May tuyên bố từ chức với lý do tương tự, gồm Thứ trưởng phụ trách Brexit Suella Braverman, Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Esther McVey, Bộ trưởng Brexit Dominic Raab và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao phụ trách Bắc Ireland Shailesh Vara.
Hầu hết các quan chức Anh cho rằng, dự thảo thỏa thuận Brexit được đề xuất với EU có hai sai lầm, trong đó vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là thỏa thuận quy định tự do đi lại tại khu vực biên giới giữa Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh với Cộng hòa Ireland. "Các điều khoản thỏa thuận liên quan đến vấn đề biên giới Bắc Ireland tạo ra mối đe dọa thực sự đối với toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh", ông Raab nêu rõ quan điểm cá nhân.
Quyết định từ chức của ông Chishti được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng May đang có nguy cơ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do ông Jacob Rees Mogg, lãnh đạo của nhóm nghị sỹ có quan điểm cứng rắn ủng hộ Brexit đề xuất.
Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trên sẽ được tiến hành nếu 48 nghị sỹ đảng Bảo thủ đồng ý. Thủ tướng May có nguy cơ phải từ chức nếu 158 trong số 315 nghị sỹ bỏ phiếu chống lại bà. Tuy nhiên, nếu bà May vượt qua được cuộc bỏ phiếu, bà sẽ duy trì chức Thủ tướng và không bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm trong một năm.
Trước tình hình chính trị Anh đang trở nên ngày một căng thẳng, nhiều nhà quan sát nhận định, nhiều khả năng Quốc hội Anh không thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit. Ông Mark Francois, một nhà lập pháp bảo thủ cho biết, sẽ có khoảng 84 thành viên Đảng bảo thủ và thậm chí có cả các thành viên đảng Lao động sẽ bỏ phiếu chống lại dự thảo thỏa thuận này.
"Có một thực tế rõ ràng rằng Quốc hội Anh sẽ từ chối bản dự thảo này. Nước Anh có khả năng rời khỏi EU mà không có bất kỳ thỏa thuận nào. Điều này sẽ đẩy đất nước này vào tình trạng hỗn loạn và khủng hoảng kinh tế", ông Mark Francois nhận định.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh vẫn bày tỏ sự tự tin và cho biết bà May không lo lắng về triển vọng của thỏa thuận Brexit hay vận mệnh chính trị của chính mình.
“Những gì chúng tôi đã thống nhất với EU chưa phải là thỏa thuận cuối cùng. Đó là một dự thảo thỏa thuận mà Anh sẽ rời khỏi EU một cách suôn sẻ vào ngày 29 tháng 3 năm 2019. Tôi tin rằng, thỏa thuận Brexit sẽ được thông qua tại Quốc hội Anh", bà May nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, niềm tin của công chúng về Brexit cũng đã bị "lung lay". Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy người dân nước Anh đang mong muốn ở lại EU hơn là rời bỏ Liên minh này.
Về phía EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, Hội đồng châu Âu đã quyết định tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh bất thường vào ngày 25/11 tới tại Brussels nhằm thông qua bản dự thảo thoả thuận Brexit. Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng, các cuộc đàm phán về Brexit hiện tại chỉ xung quanh vấn đề kiểm soát thiệt hại.