APEC lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung

Cẩm Anh 18/11/2018 20:01

Lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) không đưa ra được tuyên bố chung.

Các Nhà lãnh đạo APEC chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cap APEC 2018

Các Nhà lãnh đạo APEC chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cap APEC 2018

Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên vào năm 1993 tới nay, APEC đã luôn ra được tuyên bố của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên.

Tuy nhiên, tại kỳ họp lần thứ 26 được tổ chức từ ngày 17/11 đến 18/11 tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea, bất đồng thương mại và đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc đã "phủ bóng đen" lên Hội nghị này, dẫn đến việc Hội nghị không thể đưa ra tiếng nói chung.

Có thể bạn quan tâm

  • Năm APEC 2017: Nâng tầm doanh nghiệp, khẳng định vị thế

    Năm APEC 2017: Nâng tầm doanh nghiệp, khẳng định vị thế

    22:00, 02/03/2018

  • Sức hút của Việt Nam từ APEC 2017

    Sức hút của Việt Nam từ APEC 2017

    05:46, 15/02/2018

  • Dấu ấn Việt Nam tại APEC 2017 qua ảnh

    Dấu ấn Việt Nam tại APEC 2017 qua ảnh

    08:17, 03/02/2018

  • VCCI tuyên dương 2 đơn vị tổ chức APEC 2017

    VCCI tuyên dương 2 đơn vị tổ chức APEC 2017

    10:11, 19/01/2018

  • Sắp kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    Sắp kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    05:45, 17/11/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: số 7 có mang lại may mắn cho Trung Quốc?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: số 7 có mang lại may mắn cho Trung Quốc?

    11:23, 11/11/2018

  • Chiến tranh thương mại có thể làm giảm mức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc và châu Á

    Chiến tranh thương mại có thể làm giảm mức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc và châu Á

    22:55, 10/11/2018

  • Ngành nào chịu tác động mạnh từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    Ngành nào chịu tác động mạnh từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?

    04:01, 09/11/2018

  • Đón cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

    Đón cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

    11:01, 08/11/2018

  • Kinh tế Trung Quốc suy giảm vì chiến tranh thương mại

    Kinh tế Trung Quốc suy giảm vì chiến tranh thương mại

    07:27, 21/10/2018

Phát biểu với báo giới sau khi hội nghị kết thúc, Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill cho biết sẽ thay mặt các nền kinh tế ra tuyên bố chủ tịch trong ngày 18/11. Theo ông, tại hội nghị, các nhà lãnh đạo kinh tế cũng đã nảy sinh bất đồng về việc cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

"Bạn biết đấy, có hai người khổng lồ đối đầu nhau tại Hội nghị, nên đã cản trở Hội nghị thống nhất những vấn đề có liên quan", ông Peter O'Neill cho biết.

Ngoài ra, căng thẳng tại APEC cũng xoay quanh việc các đồng minh phương Tây cùng phối hợp để phản ứng với sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc, cam kết sẽ ủng hộ dự án điện khí hóa và Internet trị giá 1,7 tỷ USD ở Papua New Guinea. 

Các quan chức dự Hội nghị cũng thừa nhận gặp khó khăn trong việc nối lại những chia rẽ về chính sách thương mại giữa các nền kinh tế, đồng thời thừa nhận hội nghị lần này có thể sẽ không có tuyên bố chung, khác với những cuộc hội nghị trước đây.

Hội nghị cấp cao APEC, nơi quy tụ 21 nền kinh tế, năm nay chứng kiến những lần công kích và đáp trả gay gắt giữa Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong khi ông Tập Cận Bình chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, thì ông Pence tuyên bố Washington sẽ không từ bỏ việc áp thuế khi Bắc Kinh vẫn đang thực hiện những hoạt động thương mại không công bằng, như “chuyển giao công nghệ kiểu cưỡng ép" và “đánh cắp tài sản trí tuệ”.

"Mỹ sẽ không chấm dứt các biện pháp thuế quan cho đến khi Trung Quốc thay đổi hành động", ông Pence nhấn mạnh và thông báo chính quyền Mỹ đã chuẩn bị để "tăng hơn gấp đôi" mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng đã chỉ trích sáng kiến BRI của Trung Quốc đã khiến các quốc gia bị rơi vào "bẫy nợ" của Trung Quốc. 

Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi sau khi hai bên áp dụng các biện pháp thuế quan trị giá hàng tỷ USD đáp trả lẫn nhau. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu. Có thể thấy, chính sách "Nước Mỹ là trên hết" của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gây quan ngại trên toàn cầu, đặc biệt trọng tâm của chính sách này là theo đuổi các thỏa thuận song phương và phản đối các thỏa thuận cũng như các tổ chức thương mại đa phương.

Cẩm Anh