Trung Quốc đang toan tính gì trong "nước cờ" phố Wall?
Trung Quốc vẫn thường chỉ trích chủ nghĩa tư bản, thế nhưng giờ đây lại đang loay hoay tìm kiếm sự giúp đỡ từ phố Wall - vốn là hiện thân của chủ nghĩa tư bản.
Tham vấn cựu quan chức Mỹ
Trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị G20 vào cuối tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn đã tìm đến những người được cho là có ảnh hưởng trong quan hệ Mỹ-Trung để xin lời khuyên. Dù Chủ tịch Tập có “cạy nhờ” đến những cựu quan chức cao cấp của Nhà Trắng, nhưng sau hai năm cầm quyền của Tổng thống Trump, Bắc Kinh vẫn đang “mò mẫm” trong con đường làm thân với Nhà Trắng.
Có thể bạn quan tâm
Sắp kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung?
05:45, 17/11/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: số 7 có mang lại may mắn cho Trung Quốc?
11:23, 11/11/2018
Chiến tranh thương mại có thể làm giảm mức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc và châu Á
22:55, 10/11/2018
Kinh tế Trung Quốc suy giảm vì chiến tranh thương mại
07:27, 21/10/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bao giờ mới đến hồi kết?
04:27, 19/10/2018
"Hiểm họa" đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
04:20, 15/10/2018
Đầu tư cổ phiếu theo chiến tranh thương mại
11:01, 06/10/2018
Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?
04:37, 05/10/2018
Mới đây nhất, Bắc Kinh đã mời Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger - 95 tuổi để tham vấn cho Chủ tịch Tập Cận Bình trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Trump. Nhà ngoại giao "huyền thoại" này là nhân vật chủ chốt trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung, thực hiện chuyến công du bí mật đến Trung Quốc năm 1971 để dọn đường cho Tổng thống Richard Nixon đến thăm vào năm sau.
Hai năm trước, khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bắc Kinh cũng đã mời ông Henry Kissinger đến để được tư vấn. Ngay tại thời điểm đó, Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã dành cho Bắc Kinh lời khuyên chân thành: “Hãy tránh đối đầu”. Thế nhưng, ngay sau đó, quan hệ song phương Mỹ - Trung đã xấu đi nhanh chóng, chủ yếu là do ông Tập Cận Bình đã không làm theo hoàn toàn, hoặc không thực sự hiểu lời khuyên của ông Henry Kissinger.
Nỗ lực làm hòa với Nhà Trắng
Trong nhiều năm nay, Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn là người đóng vai trò quan trọng, kết nối mối quan hệ Trung - Mỹ, nhưng điều này không có nghĩa sẽ giúp ông tự tin xử lý tình huống hiện nay.
Theo sáng kiến của Vương Kỳ Sơn, Trung Quốc đã mời các nhân vật có ảnh hưởng ở phố Wall đến Bắc Kinh tham dự một diễn đàn bàn tròn tài chính Mỹ - Trung. Động thái này nhằm gửi thông điệp tới chính quyền Donald Trump rằng họ đang cân nhắc việc trải thảm đỏ chào đón các tổ chức tài chính Mỹ vào thị trường Trung Quốc. Nhưng nước cờ ngoại giao này của Bắc Kinh dường như đã thất bại.
Trong một bài phát biểu mới đây, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho thấy Washington đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào Bắc Kinh trên nhiều phương diện khác nhau, từ an ninh tới kinh tế. Và rõ ràng là, ông Vương Kỳ Sơn đã không thể vận động hành lang về mặt ngoại giao với Chính quyền Donald Trump.
Đặc biệt, nhân vật được cho là có ảnh hưởng nhất với chính quyền Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung - Giáo sư Peter Navarro đã lên tiếng phản đối sự cần thiết phải hòa giải với Trung Quốc. Ông Navarro cho rằng những người kêu gọi hòa giải với Trung Quốc, đã làm suy yếu thế thượng phong trong đàm phán của Mỹ với Trung Quốc. "Nếu có một thỏa thuận nào đó để giải quyết căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, phải dựa trên các điều khoản của Tổng thống Donald Trump, chứ không phải phố Wall", ông Navarro nhấn mạnh.
Trung Quốc vẫn thường chỉ trích chủ nghĩa tư bản Mỹ, thế nhưng giờ đây Bắc Kinh lại đang phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ phố Wall vốn là hiện thân của chủ nghĩa tư bản. Dù có nỗ lực đến đâu, chính quyền của ông Tập Cận Bình cũng không thể có được mối quan hệ thực sự với phố Wall. Và chiến lược làm thân của cả ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn với Mỹ, có thành công hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.