Điều gì sẽ xảy ra tại Hội nghị thượng định EU sắp tới?
Brexit sẽ là chủ đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU được tổ chức vào ngày 25/11 sắp tới.
Theo đó, 27 nhà lãnh đạo của các nước thành viên của EU sẽ có cuộc thảo luận về dự thảo thỏa thuận Brexit. Trong đó, mối quan hệ tương lai của EU với Anh cùng các vấn đề hóc búa về Gibraltar và quyền đánh bắt thủy sản hậu Brexit là các vấn đề nổi cộm được đặt ra tại cuộc họp lần này.
Có thể bạn quan tâm
"Số phận" dự thảo thỏa thuận Brexit sẽ ra sao?
17:07, 21/11/2018
Brexit đỗ vỡ, Chính phủ Anh sẽ tan rã?
05:31, 18/11/2018
Anh đối mặt với khủng hoảng chính trị vì Brexit
14:30, 16/11/2018
Dự thảo thỏa thuận Brexit có dễ qua "cửa ải" Nghị viện Anh?
14:30, 15/11/2018
Gibratar và đánh bắt thủy sản
Mối quan hệ trong tương lai giữa Anh và EU liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm thương mại và an ninh, khai thác thuỷ sản và các dịch vụ tài chính, quyền sở hữu trí tuệ, giao thông và năng lượng.
Một số nước thành viên EU đang bắt đầu yêu cầu làm rõ một số quyền hạn nhất định của Anh trong những vấn đề nêu trên. Trong đó, Tây Ban Nha đưa ra tuyên bố mạnh mẽ khi nói rằng họ sẽ bỏ phiếu chống lại dự thảo thỏa thuận Brexit tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới nếu không có những thay đổi của thỏa thuận nhằm đảm bảo rằng Tây Ban Nha được quyền tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai về tình trạng của Gibraltar, lãnh thổ của Anh ngoài khơi bờ biển phía Nam của Tây Ban Nha.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, bà May đã nói với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez rằng Vương quốc Anh đang rất mong chờ các cuộc thảo luận với Tây Ban Nha về mối quan hệ giữa 2 nước trong tương lai.
Ngoài ra, một trong những điểm mấu chốt trong dự thảo thỏa thuận Brexit là mối quan hệ tương lai của Anh với châu Âu liên quan đến quyền khai thác thủy sản.
Về phía EU, đặc biệt là Pháp, muốn đảm bảo rằng các đội tàu đánh cá châu Âu sẽ duy trì quyền tiếp cận vùng biển của Vương quốc Anh sau Brexit. Trong khi đó, các đội tàu đánh cá của Anh đang gây áp lực lên chính phủ Anh để yêu cầu "giành lại quyền kiểm soát" vùng biển của Anh.
Văn phòng Thủ tướng Anh khẳng định cả hai bên sẽ thiết lập "một thỏa thuận thủy sản mới liên quan đến vùng biển và hạn ngạch khai thác" và có hiệu lực sau một giai đoạn chuyển đổi 21 tháng sau khi Vương quốc Anh rời khỏi EU vào ngày 29 tháng 3 tới.
Sân chơi bình đẳng
Các nhà quan sát cho rằng, EU muốn duy trì một "sân chơi bình đẳng" sau khi Anh rời khỏi EU. Điều này liên quan đến việc cạnh tranh và hỗ trợ của nhà nước, thuế (đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp) và việc bảo vệ môi trường.
Về cơ bản, các nước thành viên EU không muốn Anh được hưởng lợi từ việc tiếp tục tiếp cận thị trường chung EU, cũng như có lợi thế cạnh tranh so với các thành viên EU, một khi Anh rời khỏi khối này.
Ủy viên cạnh tranh châu Âu Margrethe Vestager cho biết rằng, EU sẽ yêu cầu các doanh nghiệp Anh phải tuân thủ các quy tắc tương tự như các doanh nghiệp của các nước EU. Đó là lý do tại sao cần có sân chơi bình đẳng.
"Anh có thể không phải là một thành viên của EU, nhưng vẫn là một nước châu Âu dù thỏa thuận Brexit sẽ thay đổi như thế nào đi chăng nữa", bà Vestager nhấn mạnh.