Hệ lụy từ thâu tóm bất động sản của Trung Quốc
Việc Trung Quốc đẩy mạnh thâu tóm bất động sản (BĐS) ở khắp mọi nơi trên thế giới đặt ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại.
Theo Bloomberg, trong 10 năm qua, Trung Quốc rót vào châu Âu 318 tỷ USD, trong đó dòng tiền chủ yếu chảy vào BĐS.
Tham vọng của Trung Quốc
Giới nhà giàu Trung Quốc đã đổ vốn thu gom đất đai ở New Zealand, khiến giá nhà tăng 50% từ năm 2012 đến 2018.
Kể cả nước Anh, nơi BĐS thuộc hạng đắt nhất thế giới, vẫn không tránh được sự ảnh hưởng của Trung Quốc, giá BĐS tại Anh sau nhiều năm tăng giá lên đỉnh điểm, rồi bị ghìm xuống một cách khó hiểu.
Có thể bạn quan tâm
Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (Kỳ III): Không thể ngó lơ với FDI và M&A của Bắc Kinh
02:00, 30/09/2018
Hai “gọng kìm” của Trung Quốc Kỳ II: Bài học về vay nợ của Bắc Kinh
11:01, 24/09/2018
Hai “gọng kìm” của Trung Quốc (kỳ I): Cẩn trọng với đầu tư và “bẫy nợ”
04:01, 22/09/2018
Ứng phó với FDI "giả vờ", M&A nở rộ từ Trung Quốc
07:36, 30/11/2018
Dòng vốn từ Trung Quốc tăng mạnh và nỗi lo của doanh nghiệp Việt
02:57, 30/11/2018
Sau diễn biến bất thường của thị trường BĐS, các quốc gia châu Âu đã bắt đầu dè chừng với “người nước ngoài”. Trong đó, New Zealand sắp thông qua đạo luật cấm người nước ngoài mua nhà ở nước này; Thủ tướng Anh vừa thông báo đang xem xét đánh thuế 3% với các giao dịch mua nhà của người nước ngoài.
Trước thực trạng này, người Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển hướng về Đông Nam Á. Tại Philippines, doanh thu của nhiều doanh nghiệp BĐS tăng nhanh do người Trung Quốc tăng cường sở hữu đất đai, nhà cửa ở nước này. Thái Lan cũng là quốc gia được người Trung Quốc quan tâm đặc biệt...
Cảnh báo cho Việt Nam
Theo số liệu của CBRE Việt Nam, người mua BĐS từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hồng Kông chiếm khoảng 25% tổng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2017, tăng so với mức 21% trong năm 2016. Nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung vào nhà ở, văn phòng, nghỉ dưỡng, BĐS công nghiệp, kho vận...
Vấn đề là ở đằng sau mỗi giao dịch BĐS của người Trung Quốc đã để lại quá nhiều hệ lụy, bên cạnh vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, nghiêm trọng hơn là có nguy cơ tạo ra “bong bóng” BĐS sình lên, rồi xẹp xuống một cách méo mó khó giải thích.
Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang là cầu nối rất quan trọng trong chiến lược “Một Trung Quốc” đang trên đường tiến ra Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương.
BĐS Đông Nam Á bị thâu tóm bởi Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc khu vực này sẽ phải lệ thuộc lâu dài, và khi Phố Tàu mọc lên, người Trung Quốc sẽ di dân đến sinh con đẻ cháu, tiếp đến là phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn hóa “ngoại” tràn vào...