Cuộc chiến năng lượng: Từ Paris đến Trung Đông

Trương Khắc Trà 06/12/2018 06:00

Bài học an dân thấy rõ quan sự kiện tồi tệ ở Paris, một khi bất công bằng đạt đến “điểm nút” thì “bước nhảy” từ thái bình thịnh trị sang bất ổn rối loạn ắt xảy ra!

Paris hoa lệ tan hoang sau cuộc biểu tình nhiều ngày trên đường phố, khoảng 300.000 người từ khắp nơi đổ về Khải Hoàn Môn để phản đối chính sách tăng thuế xăng dầu mà chính phủ ông Macron thông báo cách đây chưa lâu.

Những cuộc biểu tình, bạo loạn vốn không hiếm ở Châu Âu - và thường sặc mùi chính trị, nhưng lần này dường như là một ngoại lệ, cánh tài xế, những người phải chịu ảnh hưởng nặng nề của giá nhiên liệu là nguyên nhân khởi phát cuộc biểu tình ở nước Pháp.

Pháp luôn là một trong những nền kinh tế ổn định nhất thế giới, điều đó cho phép suy diễn điều tương tự trong những lĩnh vực khác, nhưng không phải, về bất ổn xã hội, hứng chịu khủng bố… đất nước hình lục lăng luôn là điểm đến!

Thủ đô nước Pháp náo loạn vì biểu tình

Thủ đô nước Pháp đỏ lửa vì biểu tình...

Cách đây 2 năm cuộc tấn công quá khích đúng ngày quốc khánh Pháp gieo rắc nỗi bàng hoàng lên toàn Châu Âu, 86 người thiệt mạng; trước đó 1 năm, ngay chính thủ đô Paris vụ nổ liên hoàn cướp đi 132 sinh mạng.

Quả thật, nước Pháp và Châu Âu chưa bao giờ yên ổn mặc dù được bọc lớp vỏ văn minh thịnh vượng. Rất lạc quan - hơn 1 năm nay Châu âu không phải nhận thêm nỗi buồn nào, song, cuộc biểu tình lớn khổng lồ ở Paris đã phá tan bầu không khí quý giá.

Phải chăng cuộc đại xuống đường vì năng lượng, chi phí sinh hoạt chính là bức tranh nội bộ tối màu ở nước Pháp bị phơi bày?. Trong mọi cách mà hầu hết các nhà nước làm thịnh trị xã hội luôn là giảm bớt trách nhiệm tài chính cho người dân.

Nhưng kể cả Pháp - cũng không thể miễn nhiễm tình trạng thâm hụt ngân sách, tăng giá năng lượng là cách tốt nhất và nhanh nhất để bù lỗ cho các khoản chi tiêu của Chính phủ.

Để phản đối chính sách tăng giá xăng dầu của Chính phủ

...để phản đối chính sách tăng giá xăng dầu của Chính phủ

Phải chăng kinh tế Châu Âu chuẩn bị bước vào thời kỳ suy thoái sau nhiều thế kỷ dẫn dắt thế giới? Không phải không có cơ sở khi mà Italy đang hục hặc với Liên minh Châu Âu (EU) về chỉ tiêu cho phép thâm hụt ngân sách năm 2019 lên tới 2,4% GDP! London đang quyết tâm Brexit…

Có thể bạn quan tâm

  • Italy sẽ rời Liên minh châu Âu?

    Italy sẽ rời Liên minh châu Âu?

    04:30, 25/11/2018

  • Italy sẽ

    Italy sẽ "nối gót" Anh rời Liên minh châu Âu?

    04:24, 16/11/2018

  • Brexit và những thách thức với Thủ tướng Anh

    Brexit và những thách thức với Thủ tướng Anh

    13:33, 26/11/2018

  • [Infographics] Những dấu mốc quan trọng của Brexit

    [Infographics] Những dấu mốc quan trọng của Brexit

    11:01, 29/11/2018

Giống như Pháp, chi tiêu Chính phủ của Rome đã tạo ra những khoảng trống không thể lấy tăng trưởng kinh tế để bù vào, Italy bắt đầu có ý định Itexit. Liệu tăng giá nhiên liệu vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân có khiến ông Macron trình lên EU một con số thâm hụt ngân sách làm hai bên khó thỏa thuận? Điều gì xảy ra?

Cách Paris gần 6.000km, ở Trung Đông - tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang có dấu hiệu khủng hoảng về mặt tổ chức khi thành viên Qatar sẽ rời khỏi sau 50 năm. Liệu có mối liên hệ nào với sự kiện ở Pháp?

Mặc dù Doha không cho đó là quyết định liên quan đến chính trị, nhưng - dầu lửa - với tư cách là “con bài ẩm” đảm bảo sự giàu có hay khủng hoảng ở Trung Đông chưa khi nào hết liên quan đến tình hình chính trị thế giới.

Ai đang muốn chia rẽ OPEC và mục đích là gì? Đây là câu hỏi được báo giới quốc tế săn tìm mấy ngày qua. Nhưng, một diễn biến mới nhất ở Washington là ông Trump đang neo giá dầu ở mức cao và đổ lỗi cho OPEC (!?).

Với mối quan hệ thâm tình với Saudi Arabia - nước đứng đầu OPEC, Hoa Kỳ đã giật dây để Riyadh tăng sản lượt vượt mức sẽ phá vỡ thỏa thuận nội bộ của tổ chức này. Mâu thuẫn không thể tránh khỏi.

Hành động của ông Trump được một số người đặt dấu hỏi là khi giá dầu tăng cao, đáng lẽ Mỹ nên là người vui mừng bởi số lượng giàn khoan dầu đá phiến của họ đang tăng lên theo từng ngày với mục đích xuất khẩu!

Hay là, yêu cầu Saudi Arabia và Nga tăng sản lượng là đòn đánh song trùng với lệnh trừng phạt nhằm vào Iran? Hoặc bơm thêm mâu thuẫn vào nội bộ OPEC nhằm thao túng giá dầu?

Tất cả những diễn biến trên thị trường dầu mỏ đều không thể tránh khỏi ảnh hướng đến và từ Châu Âu. Cuộc chiến về sản lượng ở Trung Đông chỉ là lá chắn của động cơ chính trị, nhưng rối loạn ở Paris đang cho thấy giá năng lượng đè nặng lên người dân cũng chính là cái giá chính trị rất đắt phải trả.

Con đường khủng hoảng lúc nào cũng bắt đầu bằng ngân sách thâm hụt cộng với kinh tế kém tăng trưởng. Nhà nước nào cũng phải chi thường xuyên, nên nhiều khi thuế, phí, giá tăng cao không cho thấy một tín hiệu lạc quan nào cả.

Nước Pháp tăng giá năng lượng chưa phải vì khan hiếm nguồn cung dầu mỏ, nhưng vì sao không phải bất cứ thứ hàng hóa gì khác? Song, ông Macron đã chọn cách đối thoại thay vì cố chấp.

Bài học an dân thấy rõ quan sự kiện tồi tệ ở Paris, một khi bất công bằng đạt đến “điểm nút” thì “bước nhảy” từ thái bình thịnh trị sang bất ổn rối loạn ắt xảy ra!

Trương Khắc Trà